Bậc Thang Giác Ngộ

Bậc Thang Giác Ngộ

Tác giả
Tsong Kha Pa

Học Bồ tát hạnh, tu Bồ tát đạo là niềm khắc khoải thiết tha của những Phật tử mong muốn tìm cầu sự an lạc giải thoát cho chính mình, và cho tất cả chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ.

Trong quá trình hoằng truyền Phật pháp Đại thừa, các quốc gia Đông Á, như Đại Hàn, Nhật Bổn và Trung Hoa, tuy cũng đóng góp một phần không nhỏ, thế nhưng, nếu nói đến sự thông đạt giáo nghĩa sâu xa, sự xiển dương giáo pháp với một hệ thống tinh tế mạch lạc, và sự sinh hoạt tâm linh gần gũi nhất với tinh thần Đại thừa, chúng ta phải suy tôn Tây Tạng.

Thượng sư Tsong Kha Pa (hay Tsong Khapa) là một nhân vật Phật giáo đại thừa vĩ đại, một bộ óc sáng tạo tuyệt vời của Phật giáo Tây Tạng. Trong cuộc đời hoằng pháp, ngài đã sáng tác rất nhiều tác phẩm vĩ đại, mà trong đó Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận có thể được coi là một đại tập thành của tất cả giáo pháp tinh túy Đại thừa. Điều tuyệt vời nhất là ngài đã phát huy nghiêm túc và chính xác tinh thần của Đức Phật là “một hành giả tu học Phật pháp phải tu tập tuần tự từ thấp lên cao, từ cạn đến sâu, không có sự nhảy vượt, không có sự đảo lộn, không có sự khiếm khuyết.” Điều này trái ngược với truyền thống Phật giáo Trung Hoa đã quá đặt nặng vào một pháp tu “chuyên môn”, hoặc quá đề cao đến sự nhảy vọt, không chịu tuân theo giai bậc tu hành.

Các hành giả tu học Đại thừa thường mắc phải căn bệnh nghiêm trọng là xem thường hai pháp tu Nhân thiên thừa và Tiểu thừa. Vì tự hào là căn cơ thượng thừa, cho nên vừa bắt đầu con đường học Phật, họ đã vội vàng nhảy vào “biển lớn” của Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật, v.v…, và quên rằng nếu chưa xây dựng vững chắc nền tảng cơ bản Phật pháp, thì những sự tu tập vội vã, thiếu trình tự đó sẽ cũng giống như xây dựng lâu đài trên bãi cát.

Ngài Tsong Kha Pa hiểu rõ vấn đề này, cho nên đã đinh ninh dặn dò chúng ta phải bắt đầu tiến trình tu học bằng sự kính Phật, kính Pháp, kính Thiện tri thức. Đây là điều căn bản nhất mà phần lớn những người học Phật chúng ta đời nay thường không chú trọng. Vì thế, những hành giả sơ cơ muốn thật sự bước vào biển Phật pháp với niềm tin vững chắc, điều cần yếu trước tiên là phải bỏ ít nhiều thì giờ để nghiền ngẫm bộ sách này.

(Lời người dịch)

Mục lục:
  1. Lời người dịch - Dẫn nhập
  2. Dẫn nhập (tiếp theo)
  3. Bậc thang giác ngộ
  4. Sự thù thắng của giáo thọ
  5. Tùy thuận bậc đạo sư
  6. Phương pháp tu tập
  7. Ba loại hành giả
  8. Quán tưởng sự chết
  9. Quán tưởng sự thọ sinh đời sau
  10. Quy y Tam Bảo
  11. Sự khác biệt của nghiệp
  12. Sự khác biệt của nghiệp (tiếp theo)
  13. Hạnh tướng của bậc hạ sĩ
  14. Quán sát tập đế
  15. Hạnh tướng của bậc trung sĩ
  16. Phát Bồ Đề tâm là ngưỡng cửa đi vào đại thừa
  17. Pháp tu hoán đổi mình và người
  18. Hộ trì bồ đề tâm
  19. Phương pháp tu tập sau khi phát tâm
  20. Sáu Ba-la-mật
  21. Sáu Ba-la-mật (tiếp theo)
  22. Tu tập chỉ quán
  23. Tu tập chỉ quán (tiếp theo)
  24. Tu tập chỉ quán (tiếp theo - hết)
Người dịch
Pháp sư Đại Dũng, Pháp Tôn, Thích Pháp Chánh
Người đọc
Huy Hồ, Tuấn Anh, Kiều Hạnh.
Người gửi
dieuphapam
Tải về
2,749
Xem
3,633
Phát hành
Cập nhật
Điểm
5.00 star(s) 1 ratings

Các tác phẩm khác

Top