10 Bài Giảng Kinh Bát Đại Nhân Giác

10 Bài Giảng Kinh Bát Đại Nhân Giác

Tác giả
Hòa thượng Thích Tin Vân

Kinh Bát Đại Nhân Giác là bộ Kinh ngắn gọn, song nội dung lại bao quát hầu như toàn bộ tư tưởng căn bản, chủ yếu của Phật giáo; lại thêm, văn Kinh trong sáng, gảy gọn, dễ đi vào lòng người, nên xưa nay rất được các bậc thiền đức coi trọng, truyền bá. Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, các tăng ni sinh trong Tòng lâm và Phật Học Viện phải học thuộc lòng và đọc tụng Kinh này hàng ngày.

Ở Việt Nam, Kinh Bát Đại Nhân Giác được dịch và dạy trong chốn tòng lâm và Phật Học Viện như môn học bắt buộc của người sơ tâm xuất gia, cũng như được lưu truyền rộng rãi trong giới Phật tử lâu nay. Như vậy đủ thấy, Kinh Bát Đại Nhân Giác và Tâm Kinh Bát Nhã có vai trò quan trọng trong đời sống tu học của người con Phật như thế nào!

Nội dung Kinh này bao gồm tám điều giác ngộ của bậc Đại nhân (Phật, Bồ tát), nghĩa lý uẩn súc, bao quát cả hệ thống tư tưởng Giải thoát đạo và Bồ tát đạo trong Phật giáo, nên trước giờ có rất nhiều vị Cao tăng Thạc đức chú thích, giảng giải.

Kinh Bát đại nhân giác có giá trị về tư tưởng và hành trì như vậy, mong rằng những ai là đệ tử Phật luôn ghi nhớ, tụng niệm mỗi ngày, để tự tỉnh thức và thức tỉnh mọi người, cùng sống đời Đại nhân an lạc, giải thoát.

Cuối cùng, xin dẫn lời của Đại sư Tinh Vân để thay lời kết: Tám điều giác ngộ như la bàn của nhà đi biển, chỉ ra con đường phía trước cho nhân sinh! Tám điều giác ngộ như tiếng chuông vang vọng giữa đêm trường, thức tỉnh những ai đang còn mơ màng trong giấc mộng! Đây chính là Thánh điển chỉ cho chúng sinh nhận rõ đường mê, quay về nẻo giác; giúp người Phật tử cải thiện cuộc sống, thăng hoa nhân cách, ngày một tốt đẹp hơn!

(Trích lời người dịch)

Mục lục:
  1. Lời người dịch
  2. Bài giảng thứ nhất - Khái thuật về kinh Bát Đại Nhân Giác
  3. Bài giảng thứ hai - Thế gian quang của Phật giáo
  4. Bài giảng thứ ba - Đa dục là căn bản của sinh tử luân hồi
  5. Bài giảng thứ tư - Tri túc là căn bản để gìn giữ đạo nghiệp
  6. Bài giảng thứ năm - Tinh tấn là căn bản để hàng phục ma chướng
  7. Bài giảng thứ sáu - Trí tuệ là căn bản để chuyển hóa ngu mê
  8. Bài giảng thứ bảy - Bố thí là căn bản để rộng độ chúng sanh
  9. Bài giảng thứ tám - Trì giới là căn bản để tiết chế dục vọng
  10. Bài giảng thứ chín - Tâm đại thừa là căn bản phổ độ chúng sinh
  11. Bài giảng thứ mười - Tổng kết kinh Bát Đại Nhân Giác
Nhà xuất bản
Tôn Giáo
Người dịch
Thích Minh Quang
Người gửi
dieuphapam
Tải về
2,211
Xem
4,857
Phát hành
Cập nhật
Điểm
0.00 star(s) 0 ratings

Các tác phẩm khác

Top