20 Mùa An Cư (Quyển 2A)

20 Mùa An Cư (Quyển 2A)

Tác giả
HT Thích Trí Quảng

Tâm tông nghĩa là chúng ta lấy tâm làm chính trên bước đường tu. Thiền tông, Bát Nhã tông, Pháp Hoa tông, Hoa Nghiêm tông đều là Tâm tông. Nếu không nghiên cứu kỹ, chúng ta lầm tưởng rằng Tâm tông của Phật giáo Đại thừa khác với Phật giáo Nguyên thủy. Phải hiểu rằng kinh Nguyên thủy cũng lấy tâm làm chính trong việc tu hành; vì tâm muôn đời không sanh không diệt, trong khi thân có sanh diệt. Về phương diện tu chứng, hành giả theo Nguyên thủy hay Đại thừa đều chứng tâm Vô sanh.

Đức Phật đã dạy rất căn bản và thiết thực trong các kinh điển Nguyên thủy rằng việc chính của người tu là phải thoát khỏi lưới ma, không bị bốn loại ma là ngũ ấm ma, phiền não ma, thiên ma và tử ma bao vây, tác hại. Nếu không ra khỏi sự chi phối của bốn ma này, chúng ta vẫn tu hành trong sanh tử. Nói cách khác, khi còn sống, mang thân tứ đại, chúng ta là con người; nhưng rời bỏ thân người, thì thành ma. Từ ma sanh làm người và người chết thành ma. Tu như vậy, muôn kiếp ngàn đời chúng ta ở trong tứ sanh lục đạo là thế giới sanh diệt luôn luôn bị khổ đau của sanh diệt ràng buộc. Dù tu theo Nguyên thủy hay Đại thừa, chúng ta cũng phải cố gắng vượt ra khỏi sự chi phối của sự sanh diệt. Muốn vượt được, tất yếu chúng ta phải nương theo Tam thừa giáo mà Đức Phật đã đưa ra; đó là pháp tu của Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát mà kinh Pháp Hoa gọi là ba xe để ra khỏi Nhà lửa tam giới. Đi theo ba con đường của Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát, chắc chắn ra khỏi sanh tử. Trong ba con đường này dẫn đến điểm an toàn thì con đường Thanh văn tương đối dễ nhất và khó hơn cả là con đường của Bồ tát.

(Quán tứ niệm xứ)

Mục lục:
  1. Tựa - Nhất Phật Thừa
  2. Quán tứ niệm xứ
  3. Tứ chánh cần
  4. Tứ như ý túc
  5. Ngũ căn ngũ lực
  6. Thất Bồ đề phần
  7. Thúc liễm thân tâm
  8. Tùy duyên
  9. Nhứt thiết chúng sanh hỷ kiến Bồ Tát
  10. Hài hòa để cùng tồn tại và phát triển
  11. Thanh tịnh hóa thân tâm
  12. Gắn tâm với đức Phật - Giáo Pháp - Hiền thánh tăng
  13. Bốn pháp giải thoát
  14. Gạn sạch phiền não nghiệp chướng trần lao
  15. Thân tâm an lạc trí tuệ sáng suốt
  16. Tuổi trẻ lo học, trưởng thành hành đạo, cao tuổi chuẩn bị về thế giới Phật
  17. Chuyển hóa sanh thân thành pháp thân
  18. Sức mạnh hòa hợp
  19. Tứ chánh cần
  20. Ý nghĩa hóa thân Phật thuyết pháp
  21. Ý nghĩa kệ dâng y
  22. Ý nghĩa tập trung phân thân
  23. Mối tương quan với thế giới siêu hình
  24. Chân tinh thần Phật giáo Bắc tông
  25. Trồng căn lành và sám hối
  26. Lợi ích của an cư kiết hạ
  27. Tứ niệm xứ, tứ chánh cần
  28. Giới định tuệ
  29. Hoằng pháp hay ẩn tu
  30. Khắc phục nghiệp, giữ chánh niệm, trụ chánh định
  31. Nhập không môn, vào vô lượng nghĩa định
  32. Trụ định, hành trang tối thiểu của người tu
  33. Tu vô lượng nghĩa kinh, sống trong vô lượng nghĩa định, thâm nhập hội Pháp Hoa
  34. Vô lượng nghĩa kinh và vô lượng nghĩa xứ tam muội
  35. Xây dựng đạo đức của người tu
  36. Yếu nghĩa của phẩm pháp sư, kinh Pháp Hoa
  37. Ý nghĩa phương tiện theo kinh Pháp Hoa
  38. Ý nghĩa phương tiện theo kinh Pháp Hoa (tiếp theo)
Người đọc
Huy Hồ, Tuấn Anh, Kiều Hạnh, Thy Mai, Kim Phụng
Người gửi
dieuphapam
Tải về
2,230
Xem
2,230
Phát hành
Cập nhật
Điểm
0.00 star(s) 0 ratings

Các tác phẩm khác

Top