- Tác giả
- HT Thích Trí Quảng
Tất cả đệ tử Phật đều đang có cuộc hành trình tâm linh, nói cách khác là đang tu theo Phật. Vì vậy, chúng ta không nên đi lạc vào những cuộc du lịch tâm linh của người thế tục đặt ra; vì đi lạc ra ngoài giáo pháp Phật dạy là điều rất nguy hiểm.
Trên bước đường tu của chúng ta, hay trên cuộc hành trình tâm linh, Đức Phật chỉ dạy những phương pháp giúp chúng ta chọn lựa và tiến tu, thường được gọi là ngũ thừa Phật giáo, hay tam thừa Phật giáo, hoặc nhất thừa Phật giáo. Đây chính là những con đường tâm linh mà Đức Phật vẽ ra và Ngài đã trải nghiệm, đạt đến kết quả cao nhất. Là đệ tử Phật, chắc chắn chúng ta cần đi theo con đường tâm linh Phật dạy, không có con đường nào khác dẫn chúng ta đến giải thoát sanh tử khổ đau.
Con đường tâm linh của người xuất thế được chia ra năm con đường dành cho năm hạng người, hay năm điểm phát xuất khác nhau. Thật vậy, khi tu hành, mỗi người phát xuất ở một điểm khác nhau, không phải tất cả đều phát xuất giống nhau, vì mỗi người có hoàn cảnh khác nhau. Cho nên, việc tu hành của chúng ta không giống nhau và kết quả tất nhiên cũng không giống nhau. Cần phải biết rõ ý này để chúng ta thực tập cho đúng.
Hoàn cảnh của mỗi người không giống nhau, vì mọi người đều bị kẹt vào nghiệp chướng trần lao. Nói cho dễ hiểu, trong xã hội nào cũng có hai hạng người là người nghèo và người giàu. Và trong thành phần những người nghèo cũng có mức độ nghèo khác nhau. Mỗi năm mức thu nhập của một người tối đa bao nhiêu thì được coi là nghèo. Và những người giàu cũng có sự chênh lệch khác nhau, giàu nhất thì đến mức nào. Hai giới giàu nghèo tuy có cuộc sống khác nhau, nhưng họ đều có chung một điều là khổ đau, vì họ luôn luôn bị cái nghèo hay cái giàu ràng buộc chặt chẽ. Người giàu chúng ta tưởng họ sướng, nhưng đôi khi họ còn khổ hơn người nghèo, bởi tiền của nhiều, tài sản to lớn không mang lại cuộc sống an lạc, hạnh phúc cho họ. Tâm người giàu luôn bị siết chặt vào của cải vật chất đồ sộ mà họ sở hữu, vì chỉ một chút sơ hở là họ bị phá sản, vỡ nợ như không, đó là nỗi khổ lớn của người giàu. Ngược lại, những người không thể lo cho mình cơm áo gạo tiền ở mức tối thiểu hàng ngày, tất nhiên họ cũng phải gánh chịu cuộc sống quá khổ.
(Hành trình tâm linh)
Mục lục:
- Tâm an ổn, trí sáng suốt
- Đối cảnh vô tâm
- Hành trình tâm linh
- Ngôi chùa tâm linh
- Ngôi chùa tâm linh và ngôi chùa vật chất
- Nương Phật lực để phát huy phước đức và trí tuệ
- Tìm Phật, thấy Phật và làm theo Phật
- Ý nghĩ Nhu hòa, nhẫn nhục, Trụ Pháp Không và mở Pháp Đa bảo
- An cư nuôi lớn tâm Bồ đề
- Đời sống chân linh
- Đức - Hạnh, nương pháp Phật được giải thoát
- Tăng cường đạo lực
- Tích môn và bổn môn
- Ý nghĩ bổn môn pháp hoa và bổn môn bổn tôn
- Hạnh Sa môn
- Bổn môn, bổn tôn
- Tấm lòng bao dung
- Giáo cơ thời quốc
- Tam đại bí pháp
- Phật giáo đa dạng
- Tứ thánh đế
- Hạnh Bồ Tát
- Thập trụ Bồ Tát
- Bồ Tát thập hạnh và thập hồi hướng
- Kết hợp nhuần nhuyễn giáo pháp nguyên thủy và đại thừa
- Phát huy trí tuệ
- Kết hợp giáo pháp nguyên thủy và đại thừa để thích nghi với xã hội
- Biết túc mạng
- Chùa Hội Phước
- Kỉ niệm 270 năm ngày khai sơn tổ đình Giác Lâm
- Phòng Hộ Tâm
- Quán nhân duyên
- Tu vô lượng nghĩa và nhập vô lượng nghĩa xứ định
- Người đọc
- Tuấn Anh, Kiều Hạnh, Ngọc San, Kim Phụng, Kiều Hạnh, Thy Mai, Thùy Tiên, Tấn Tài