- Tác giả
- Pháp Sư Huệ Tịnh
Tông tịnh độ được thành lập là do y cứ vào ba kinh và một luận nói về tịnh độ của đức Phật A Đi Đà ở phương tây. Ba kinh tịnh độ là kinh: Vô lượng thọ; quán vô lượng thọ Phật; Phật thuyết A Di Đà và một luận vãng sanh. Ba kinh này trải qua thời gian từ xưa tới nay được chú sớ rất nhiều, thời Tùy, Đường có các bản chú sớ nổi tiếng của các ngài Tịnh Ảnh, Huệ Diễn (523 - 592); Thiên Thai Trí Giả(561 - 632), Gia Tường Các Tạng (549 - 623); Từ Ưng Huy Cơ (632 - 682), các bản này đều căn cứ vào các tông như: Thiên Thai; Tam Luận; Duy Thức mà lập nghĩa giải thích nên, đều theo đường lỗi nan hành của thánh đạo môn. Đến đời Đường, đại sư Thiện Đạo (613 - 681) biên soạn “quán Kinh Tứ Thiết Sớ Khải Định Cổ Kim” mới đem pháp môn tịnh độ trở về đúng về tông dĩ tịnh độ thuần chánh và bắt đầu thành lập tông tịnh độ. Ngoài 3 kinh này, còn có một bộ luận là “Luận Vãng Sanh” của bồ tát Thế Thân được đại sư Đàm Loan chú nên mang tên “Vãng Sang Luận Chú”.
Tất cả các bản chú sớ của các bậc cổ đức văn nghĩa đều sâu rộng, đa dạng khiến cho người đọc khó nắm được phần cốt yếu đề hành trì, do đó có tập sách này ra đời là do pháp sư Tịnh Tông biên đính từ băng ghi âm của pháp sư Huệ Tịnh và “Đại ý ba kinh một luận tịnh độ” tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc vào tháng 7 năm 1999 và lấy nhan đề là “Đại ý ba kinh một luận tịnh độ”.
Ngoài phần nội dung chính là “Đại ý ba kinh một luận tịnh độ” còn có thêm phần phụ lục niệm Phật vấn đáp, ghi lại những điều nghi của người tu từng nghiệp hỏi. Pháp sư Huệ Tịnh căn cứ vào “Ba kinh và một luận” đáp. Nội dung của sách này y cứ vào tư tưởng tịnh độ của đại sư Thiện Đạo mà giảng “Đại ý ba kinh và một luận”. Tuy đức Phật Thích Ca nói ba kinh vào các thời điểm khác nhau và nêu ra các sự kiện khác nhau, nhưng cũng đều quy nạp vào một việc là khuyên tu nhất hướng chuyên niệm “Nam mô A Di Đà Phật” nguyện sanh cực lạc phương Tây.
Nét độc đáo của quyển sách này là chỉ giảng những điểm cốt tủy, giúp cho người học dễ nắm vững giáo nghĩa của tông tịnh độ thuần chánh rồi khởi tính tâm, phát nguyện vãng sanh như trong “Ba kinh và một luận” đã dạy.
(Lời giới thiệu)
Mục lục:
- Lời giới thiệu - Lời tựa
- Phần 1 - Đại ý kinh Vô Lượng Thọ
- Phần 1 - Nguyện thứ 18
- Phần 1 - Văn thành tựu nguyện thứ 18
- Phần 2 - Đại ý kinh Quán Vô Lượng Thọ
- Phần 2 - Chứng Đồng Di Đà
- Phần 2 - Câu chuyện niệm Phật phóng quang
- Phần 3 - Đại ý kinh A Di Đà
- Phần 3 - Quán minh vô lượng
- Phần 3 - Cực lạc là cảnh giới vô vi niết bàn
- Phần 4 - Đại ý vãng sanh luận chú
- Phần 4 - Khuyên tín tâm tha lực
- Phần 4 - Căn cứ vào nguyện thứ 18
- Phần 5 - Hỏi đáp về niệm Phật (1 - 9)
- Phần 5 - Hỏi đáp về niệm Phật (10 - 14)
- Phần 5 - Hỏi đáp về niệm Phật (15 - 19)
- Phần 5 - Giới thích về những hoài nghi thông thường (20 - 25)
- Phần 5 - Hỏi đáp về niệm Phật (26 - 32)
- Phần 5 - Hỏi đáp về niệm Phật (33 - 39)
- Phần 5 - Hỏi đáp về niệm Phật (40 - 44)
- Nhà xuất bản
- Hồng Đức
- Người dịch
- Nhuận Hà - Định Huệ
- Người đọc
- Thanh Sang