- Tác giả
- Chủ giảng Pháp sư Thiên Nhân (Đài Loan)
..."Hôm nay chúng ta giảng về Du Già Bồ Tát Giới, trong giới pháp Bồ tát, phần lớn là dựa vào chúng sinh làm xuất phát điểm. Nhưng cũng có một phần nhỏ còn phải học chung với Thanh văn. Lẽ ra nên nói phần lớn là phải học chung với hàng Thanh văn, phần nhỏ có thể khai mở. 250 điều giới của Tỳ kheo, ngoài sáu điều giới không học chung ra, còn lại tất cả những giới điều khác đều phải học chung. 244 điều giới đều phải cùng học. Vì thế giới pháp này rất quan trọng. Hòa thượng Năng Hải khai thị rằng: chúng ta phải trì giữ giới pháp Thanh văn, chúng ta phải cố gắng tiến thêm bước nữa, ngoài Luật tạng ra, chúng ta còn phải học tập Tứ A Hàm, chúng ta phải trì giữ cho tốt giới Bồ tát. Ngoài những điều luật được nói trong giới bổn, chúng ta còn phải học rộng thêm về kinh luật luận Đại thừa. Cho nên giới pháp này nếu nói sâu thì sâu vô cùng, nói cạn thì chính là giới điều. Quí vị đem những điều được nói đến trong giới điều, thực hành chúng cho tốt trong cuộc sống hằng ngày là được rồi. Nhưng Đức Phật cũng căn cứ vào bản tính thanh tịnh của chúng ta mà khai diễn ra tất cả các Giáo môn, tu học tất cả các Giáo môn, đều là để làm hiển lộ tâm thanh tịnh của chúng ta. Nếu nói như vậy thì giới pháp này sẽ rất sâu sắc. Nó và bản tính của chúng ta cũng không hai không khác. Không sát đạo dâm vọng là mỹ đức của bản tính chúng ta. Quí vị không làm thì bản tính mới có thể hiển hiện được. Từ bi hỷ xả, lợi ích chúng sinh cũng là mỹ đức của bản tính chúng ta. Quí vị làm được rồi, bản tính cũng mới có thể hiển hiện. Đạo lý là như vậy.
Tiếp theo mời quí vị xem trang thứ nhất trong phần tài liệu bổ sung. Chúng ta giảng giải về Du Già Bồ Tát Giới, đoạn văn dưới nói rằng: trình bày nghĩa này, phân thành sáu phần lớn. Chúng ta muốn giảng giải về nghĩa lý trong Bồ tát giới, đại để chúng ta nên chia thành sáu mục lớn, để giải thích rõ thêm.
Mục lớn thứ nhất thuộc về đề tiền khái thuyết.
Mục lớn thứ hai là Y cứ chủ yếu.
Mục lớn thứ ba thích danh vấn đáp. Giải thích tên gọi, tên gọi của quyển này là Du Già Bồ Tát Giới Bổn. Vấn đáp, chúng ta trích dẫn phần vấn đáp thứ nhất của Tổ Ngẫu Ích để giải thích.
Mục lớn thứ tư là tổng minh phát tâm vi đại thừa bổn. Giải thích tổng quát về Phát tâm bồ đề là căn bản để đi vào Đại thừa.
Thứ năm là tùy văn thích nghĩa, tức là dựa trên những trích dẫn từ trong giảng nghĩa của Hòa thượng Tục Minh, căn cứ theo văn nghĩa đó mà giải thích thêm.
Mục lớn thứ sáu là tán ích khuyến học, tán thán những lợi ích về trì giữ giới Bồ tát, để khuyến khích Phật tử chúng ta nên nỗ lực tu học, trong đó phần này được chia thành ba đoạn:
Thứ nhất, chúng ta có thể trì giữ giới Bồ tát, thì đạt được ba loại viên mãn: gia hạnh viên mãn, ý lạc viên mãn, và túc nhân viên mãn.
Thứ hai là Tán trì pháp ích. Tán thán việc thọ trì giới Bồ tát, lúc còn chưa thành Phật, sẽ có những lợi ích của pháp chúng ta đạt được trong giai đoạn này.
Thứ ba là tổng kết khuyến học. Bồ tát trong ba đời đều an trú như vậy, trong giới Bồ tát đều tu học như vậy."
(Trích lời bài giảng Du Già Bồ Tát Giới tập 1 của PS Thiên Nhân)
Du Già Bồ Tát Giới Giới Bổn Giảng Nghĩa tập 1-10
- Người dịch
- Liên Hải và Hạnh Chơn
- Người đọc
- Tuấn Anh