- Tác giả
- U Hla Myint
Giáo lý của Đức Phật được phân loại thành ba chủ đề hay ba đề tài mà được biết đến là Tam Tạng (ti-piṭaka): tạng Luật (Vinaya), tạng Kinh (Suttanta) và tạng Thắng Pháp (Abhidhamma). Chính cái tên gọi Thắng Pháp (Abhidhamma) đã chỉ ra rằng phần giáo lý này được tôn giữ ở vị trí cao và tôn thờ như là giáo lý cao thượng và sâu sắc hơn hai phần giáo lý còn lại kia.
Tạng Thắng Pháp có bảy bộ sách: Pháp Tụ (Dhammasanganī), Phân Tích (Vibhanga), Chất Ngữ (Dhātu-kathā), Ngữ Tông (Kathā-vatthu), Nhân Chế Định (Puggala-paññatti), Song Đối (Yamaka) và Duyên Hệ (Paṭṭhāna). Trong số chúng, bộ Duyên Hệ (Paṭṭhāna), mà bao gồm năm phần đồ sộ với tất cả 2.640 trang trong ấn bản Miến ngữ, được xem là sâu nhất và rộng nhất. Nội dung được đề cập đến trong cuốn “Duyên Hệ Trong Đời Sống Bình Nhật” (Paṭṭhāna in Daily Life) này được tìm thấy chỉ trong mười trang đầu tiên của bộ sách trên. Như vậy, các bạn có thể tưởng tượng ra được rằng chúng ta cần phải đi sâu hơn rất nhiều mới có thể đạt được sự hiểu biết đầy đủ và trọn vẹn về Giáo Lý Duyên Hệ (Paṭṭhāna). Tuy nhiên, cuốn sách này có mục đích cung cấp cho độc giả một chút hương vị về Giáo Lý Duyên Hệ (Paṭṭhāna), giống như lấy một giọt nước biển ra khỏi đại dương mênh mông.
(Trích lời giới thiệu)
Mục lục:
- Lời giới thiệu
- Kiến thức cơ bản về Thắng Pháp phần 1
- Kiến thức cơ bản về Thắng Pháp phần 2
- Nhân duyên
- Cảnh duyên
- Trưởng duyên phần 1
- Trưởng duyên phần 2
- Vô gián duyên phần 1
- Vô gián duyên phần 2
- Câu sanh duyên
- Thường cận y duyên
- Tiền sanh duyên - Hậu sanh duyên - Trùng dụng duyên
- Nghiệp duyên
- Dị thục duyên
- Đồ đạo duyên
- Tương ưng duyên
- Hai cặp duyên cuối cùng
- Phần phụ lục phần 1
- Phần phụ lục phần 2 - hết
- Nhà xuất bản
- Tôn Giáo
- Người dịch
- Pháp Triều
- Người đọc
- Tuấn Anh, Kiều Hạnh