“ ... Tăng Chi Bộ gồm những bài kinh ngắn và rất ngắn, tuy nhiên, cũng có nhiều bài kinh dài, thường được hỗ trợ bởi các đoạn kệ tụng. Tất cả những bài kinh dù ngắn hay dài đều được sắp xếp theo hệ thống một cách cẩn thận. Bimala Churn Law cho rằng, bộ kinh này từ Trường bộTrung bộ chia nhỏ mà có. Nhờ ngắn gọn nên có tác dụng giúp ích cho việc ghi nhớ, thuận tiện cho việc đọc tụng cũng như truyền dạy từ thầy xuống trò. Mặt khác, nhờ ngắn gọn nên từng đề tài nhỏ trong kho tàng giáo pháp được nhấn mạnh đầy đủ, cụ thể như trường hợp mỗi một triền cái trở thành đề tài của một bài kinh.

Nội dung của Tăng chi bộ vô cùng đa dạng, phong phú, ngoài giáo pháp còn có những mảng liên quan đến triết học, đạo đức học, văn hóa, luật pháp và công ích xã hội. Tăng chi bộ không chỉ hàm chứa nội dung có giá trị rất riêng, soi sáng về lịch sử phát triển của Phật giáo, mà còn có nhiều nội dung tương thông với Luật tạng, nhất là với Suttavibhaṅga và Luận tạng, đặc biệt với bộ Puggalapaññatti (Nhân chế định), nhưng nhiều nhất vẫn là sự tương thông với các bộ kinh khác. Về mặt ngôn ngữ và văn phong, Tăng chi bộ gần như không có gì khác biệt với 3 bộ kinh trước vì cả 4 bộ kinh này đều có chung một nguồn tư liệu là nền văn học Phật giáo Nguyên thủy trong dạng truyền khẩu. Ngài Ấn Thuận đã liệt kê 215 trường hợp của Tăng chi bộ có cùng nội dung với Trung A-hàm kinh. Nhiều trường hợp khác, Tăng chi bộ có cùng nội dung với Tăng nhất A-hàm kinh, Như thị ngữ kinhBổn sự kinh.” ( trích dẫn luận kinh Tăng Chi Bộ của TT. Thích Minh Thành)
Nhà xuất bản
Hồng Đức
Người dịch
HT Thích Minh Châu
Người đọc
Tịnh Pháp, Sông Hằng
Người gửi
dieuphapam
Tải về
843
Xem
3,083
Phát hành
Cập nhật
Điểm
0.00 star(s) 0 ratings

Các tác phẩm khác

Top