Kỹ Năng Giải Thoát

Kỹ Năng Giải Thoát

Tác giả
Ajahn Lee Dhammadharo Thabussari Bhukkhu

Xuất gia được hai năm, tôi được mời nói Pháp cho một phụ nữ - người mà tôi chỉ biết gọi là "Dì"- người đã nuôi nấng người phụ nữ hỗ trợ cho tôi xuất gia. Dì đột nhiên ngã bệnh, và người thân của dì đoan chắc rằng dì không còn sống bao lâu nữa. Thời tuổi trẻ, dì đã biết nhiều bậc thầy vĩ đại theo truyền thống tu trong rừng, vì vậy thay vì nói bài Pháp của riêng tôi cho dì, tôi quyết định đọc cho dì nghe một số bài Pháp của ngài Ajaan Lee.

Khi tôi đọc xong, dì hỏi: "Những bài Pháp đó của ai?" "Của Ajaan Lee," tôi trả lời. "Tôi cũng nghĩ vậy”, dì nói. "Không ai có thể nói Pháp hoàn hảo như ngài”. Kể từ đó, tôi thường nghĩ về nhận xét của dì, đặc biệt là về ý nghĩa của cái dì cho là ‘hoàn hảo’. Đối với hầu hết người Thái trong thời đại của dì, một bài phát biểu hoàn hảo sẽ sử dụng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự, với sự tô điểm văn học nặng nề, thường là ý càng ít càng tốt nhưng với số lượng từ tối đa. Tuy nhiên, đó không phải là phong cách của Ajaan Lee. Tôi nghĩ dì muốn nói về một loại hoàn hảo khác: cách thể hiện thẳng thắn, rõ ràng, với những mô phỏng và ẩn dụ giàu trí tưởng tượng. Ajaan Lee có kỹ năng làm cho những điểm tối nghĩa của Pháp trở nên rõ ràng, và các giáo lý quen thuộc trở nên đáng nhớ hơn. Mặc dù ông có ý thức của một nhà thơ về cách chơi chữ, nhưng sự hoàn hảo nơi các bài Pháp của ông là một vẻ đẹp tự nhiên của tâm hồn hơn là do các hiệu ứng của từ ngữ bác học. Khi lựa chọn các bài thuyết Pháp của Ajaan Lee cho quyển sách này, tôi đã nghĩ đến loại hoàn hảo này. Chỉ trong năm cuối đời của ông, các bài Pháp mới được ghi âm. Chúng tôi ghi ơn sự hỗ trợ của các đệ tử của ông: Tu nữ, Arun Abhivaṇṇā, Sư Phra Bunkuu Anuvaḍḍhano; và nữ Phật tử, Thao Satyanurak, người đã ghi chép một số bài giảng của Ajaan Lee vào nhật ký của mình. Nhật ký này được in sau khi cô mất. Khi biên soạn sách này, tôi đã sử dụng các ghi chép của cả ba. Trong số ba người, Arun Abhivaṇṇā là người sung mãn nhất. Trong nhiều năm, cô ấy đã ghi chép các bài nói chuyện của Ajaan Lee — đôi khi chỉ đơn giản là ghi vội những cụm từ đáng nhớ, đôi khi xây dựng lại toàn bộ các bài thuyết pháp. Ghi chép của cô ấy và của Phra Bunkuu, cùng với các bài chép lại từ băng thâu gần đây, thành được hai tập lớn. Vì sự sắp xếp lộn xộn này, các bộ sưu tập rất khó đọc, nhưng chúng là bạn đồng hành tuyệt vời cho những ai chỉ muốn mở một đoạn văn ngẫu nhiên, đọc đủ để làm sáng tỏ vấn đề của họ, rồi quay trở về thực hành. Ajaan Lee là người duy nhất trong số các bậc thầy về phương pháp tu trong rừng, đã để lại những hướng dẫn có hệ thống về thiền định và cách thực hành nói chung trong những sách như: Giữ Hơi Thở Trong Tâm, Tuyệt Chiêu Của Tâm, Niệm Xứ, và Các Chủ Đề Cơ Bản. Ai muốn tìm hiểu những phác thảo chung về việc giảng dạy của ông nên tham khảo các sách đó trước. Tuy nhiên, ở một vài điểm trong các bài thuyết giảng này - để làm sáng tỏ những lời dạy có hệ thống hơn của mình, những điểm mà ông không đưa ra ở nơi nào khác - đã tiết lộ tính cách bộc trực, thẳng thắn của ông. Tôi đã phiên dịch một số bài trong Bài học Trong Thiền Định (Lessons in Samadhi), Thực Phẩm Cho Tâm (Food for Thought), và Sức Mạnh Nội Tâm (Inner Strength). Tuy nhiên, những tập đó bao gồm tất cả các bài giảng được xây dựng lại cho phù hợp với các chủ đề cụ thể. Trong tập sách này, tôi đã lựa chọn một cách tổng quát hơn, bao gồm một vài bài trọn vẹn, một số đoạn văn ngắn, và đôi khi chỉ là những nét phác họa của tâm tưởng, nếu chúng gây đủ hứng thú. Quyển sách này được thiết kế để đọc một cách chậm rãi, suy ngẫm từng chút một. Đặc biệt, nhiều đoạn văn ngắn, sẽ chỉ có thể hiểu sau khi đọc đi, đọc lại nhiều lần. Ngoài ra, một số đoạn văn phản ảnh tính cách của Ajaan Lee sẽ thách thức nhiều quan điểm hiện hành về cách một hành giả phải nói năng thế nào. Như Ajaan Lee đã cảnh báo người nghe rằng không nên vội tin hay bài bác ngay giáo pháp. Thay vào đó, họ nên lắng nghe với tâm cởi mở, rồi sau đó đưa vào thử nghiệm để xem liệu họ có thể khám phá ra điều bất ngờ gì không. Tôi hy vọng quyển sách này sẽ được đọc với tinh thần như thế. Trong quá trình chọn lọc các bài pháp cho sách, tôi thấy có hai chủ đề đặc biệt nổi bật. Chủ đề đầu tiên - đã được sử dụng làm tựa đề sách - là Ajaan Lee thường xuyên miêu tả Phật giáo như một kỹ năng. Kỹ năng này không chỉ liên quan đến việc làm chủ các kỹ thuật hành thiền, mà còn liên quan đến những cách nhìn thế giới và các sự kiện trong cuộc sống hàng ngày để ta có thể thoát khỏi mọi gánh nặng mà tâm kém trí tự áp đặt cho mình. Cách tiếp cận này lên đến đỉnh điểm trong cái mà ông gọi là kỹ năng giải thoát, sự tỉnh giác mang lại giải thoát hoàn toàn cho tâm. Chủ đề thứ hai liên quan đến vai trò trung tâm của thiền hơi thở trong việc phát triển kỹ năng này. Đối với Ajaan Lee, các học thuyết Phật giáo chỉ thể hiện ý nghĩa thực sự khi chúng được đề cập đến trong việc thực hành giữ hơi thở trong tâm. Để nhấn mạnh điểm này, tôi đã bao gồm một phần trong sách Những Đôi Cánh Đưa Đến Giác Ngộ (Wings to Awakening) – là liệt kê của chính Đức Phật về các giáo lý trọng điểm của Người - để cho thấy Ajaan Lee đã khai mở chúng như thế nào trong lãnh vực hơi thở. Mặc dù các bản văn được chọn lựa ở đây đã được sắp xếp lại để sách có thể đọc riêng, chúng cũng được dùng để nối kết những khoảng trống mà Ajaan Lee đã bỏ sót trong các tác phẩm khác. Tôi hy vọng rằng quyển sách này sẽ mang lại cho người đọc, một bức tranh tròn trịa hơn về kỹ năng giải thoát và về sự trình bày hoàn hảo, tuyệt vời của Ajaan Lee.

Ṭhānissaro Bhikkhu (Geofrey DeGraf)

Tu viện Rừng Từ Bi (Metta Forest Monastery), Valley Center, CA 92082 Tháng Mười Một, 1995​
Nhà xuất bản
Hồng Đức
Người dịch
Diệu Liên Lý Thu Linh
Người đọc
Kiều Hạnh
Người gửi
dieuphapam
Tải về
711
Xem
5,498
Phát hành
Cập nhật
Điểm
0.00 star(s) 0 ratings

Các tác phẩm khác

Top