- Tác giả
- Sayadaw Dr. Nandamālābhivaṃsa
Trong Giáo Lý Duyên Khởi (Paṭiccasamuppāda), Đức Phật dạy rằng, với sự trợ giúp của vô minh và tham ái, nghiệp là nhân tố dẫn đưa chúng ta xoay vòng trong tam giới từ vô thủy, vô chung: Vô minh duyên hành, hành duyên thức… thủ duyên (nghiệp) hữu, (nghiệp) hữu duyên sanh (Avijjāpaccayā saṅkhārā, saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ… upādānapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti).
Trong Giáo Lý Tứ Thánh Đế (Ariyasacca), Ngài lại dạy rằng, nghiệp là nhân tố giúp chúng ta thoát khỏi tam giới. Nghiệp trong trường hợp này chính là Đạo Đế (Dukkhanirodhagāmini paṭipadā ariyasacca).
Như vậy, nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng; bằng cách nhìn vào nghiệp của một chúng sanh, chúng ta có thể ít nhiều biết được loại tương lai gì đang đợi chờ họ.
Hơn nữa, quan điểm về nghiệp (kamma) của Phật giáo hoàn toàn khác với quan điểm về nghiệp của các tôn giáo khác: Đức Phật thuyết giảng về nghiệp mà không hề đụng đến khái niệm về một bản ngã trường tồn bất biến. Do đó, sở hữu tri kiến đúng đắn về nghiệp vô cùng hữu ích cho bản thân, đặc biệt là đối với hàng học Phật, tức là những ai đang hướng đến sự thoát ly luân hồi.
(Trích lời giới thiệu)
Mục lục:
- Lời nói đầu - Tử và Tục sinh
- Đối tượng cuối cùng của đời sống
- Không có danh sách chờ đợi đối với việc tái sanh
- U Ba Và Maung Hla: Cùng Là Một Người Hay Là Hai Người Khác Nhau?
- Làm sao chấm dứt Nghiệp
- Đời sống bình nhật
- Nghiệp là nhân của hành động
- Động lực là Nghiệp
- Nghiệp là hành động do bởi sự thúc đẩy
- Nghiệp cho quả
- Các yếu tố ảnh hưởng đến Nghiệp
- Nhà xuất bản
- Tôn Giáo
- Người dịch
- Pháp Triều
- Người đọc
- Huy Hồ, Tuấn Anh, Kiều Hạnh, Nam Trung