Tác giả
Thích Trúc Thông Quảng


Đức Phật từng dạy mỗi người học Phật rằng: “Hãy tự thắp lên ngọn đèn chánh pháp, hãy tự nương tựa nơi pháp của chính mình, chứ đừng thắp lên ngọn đèn nào khác”, và ngài còn bảo:

“Nếu ai tự mình thắp lên ngọn đèn chánh pháp, tự nương nới pháp của chính mình, không thắp lên ngọn đèn nào khác, không nương tựa pháp nào khác thì có thể cầu học được lợi và phước vô lượng” (Trích kinh Trung A Hàm quyển 2, Kinh Chuyển Luân Vương)

Nói như vậy, thắp lên ngọn đèn chánh pháp nghĩa là sao, đó chính là thắp lên ngọn đèn quy y tam bảo và thọ trì ngũ giới đối với hàng phật tử chúng ta. Song phải nhìn nhận rằng, khuyến khích người ta vào đạo bằng cách hướng dẫn nương về ngôi báu, mà không hiểu biết tường tận lợi ích của việc quy y, cũng coi như chỉ làm được một nữa công việc thôi. Trước hết phải biết nghĩa của quy y là gì?

Quy là trở về, Y là nương tựa. Quy Y nói ngắn gọn là nương về. Vì sao phải nương về?

Trong cuốn “Truy Môn Cảnh Huấn” có giải thích về nghĩa của 2 từ này như sau:

Quy y là có nghĩa xoay chuyển quay về, bởi trước kia bỏ chánh theo tà, lang thang trôi dạt trong sáu nẻo, nay gặp Phật ra đời giảng nói chủ thuyết cực cao quý, liền xoay chuyển tâm tà dại quay về với chánh đạo. Do đó mới lập ra pháp quy y. Đó là nghĩa quy y.

Còn Tam Bảo nghĩa là gì?

Là ba ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng

Vì sao gọi là báu?

Sách Phật học phổ thông, hòa thượng Hoa Giảng nói: “Ở thế gian, vàng bạc, ngọc ngà và danh vọng là quý báu. Nhưng sự thật, vàng bạc, danh vọng đâu có cứu được con người khỏi khổ sống và bệnh chết, mà lắm khi còn làm cho con người thêm khổ nữa”. Còn “Phật, Pháp, Tăng” thì có đủ năng lực dắt dẫn con người ra khỏi những cái khổ nói trên. Bởi thế, người đời mới tôn sùng “Phật, Pháp, Tăng” là ba ngôi báu, tức là Tam Bảo.

Thật ra, Phật báu là phải lắm rồi. Chỉ vì hồi Phật chưa ra đời, tất cả chúng sanh chỉ sống trong vòng u minh lầm lạc, không biết cách làm sao để tự giải thoát cho chính mình ra khỏi vòng luân hồi lẩn quẩn đó, cho đến khi Phật tự chứng đạo giải thoát đó rồi, ngài mới đem ra giảng dạy cho chúng sanh chúng ta con đường đó. Bất cứ ai tuân theo chánh pháp đó mà tu hành đúng pháp thì sẽ được an vui giải thoát như Phật không khác. Tùy theo căn cơ trình độ hiểu biết có sâu có cạn mà chứng đắc thánh quả có cao có thấp, cho nên mới có 2 hàng phật tử là: “xuất gia và tại gia” ở đời. Việc chúng ta từ chổ u mê lầm lạc bế tắc trong khổ đau không có ngày cùng, thế mà nhờ Phật độ cho con đường thoát khỏi khổ đau và được an vui giải thoát thì đó không phải là Phật bảo, tức sự quý báu đó là do nơi Đức Phật mà có được hay sao?

(Nương về ngôi báu)

Mục lục:
  1. Lời nói đầu - Phật dạy làm phước đức phần 1
  2. Phật dạy làm phước đức phần 2
  3. Độ cả người thân phần 1
  4. Độ cả người thân phần 2
  5. Nương về ngôi báu
  6. Gặp Phạt là không bị thiệt thòi phần 1
  7. Gặp Phạt là không bị thiệt thòi phần 2
  8. Gặp Phạt là không bị thiệt thòi phần 3
Nhà xuất bản
NXB Văn Hóa - Văn Nghệ
Người đọc
Thanh Sang, Ngọc Châu, Kiều Hạnh
Người gửi
dieuphapam
Tải về
4,010
Xem
4,010
Phát hành
Cập nhật
Điểm
0.00 star(s) 0 ratings

Các tác phẩm khác

Top