- Tác giả
- Thích Chơn Thiện
Câu chuyện trao đổi giữa Thế Tôn với du sĩ Kandaraka và cư sĩ Pessa nói lên rằng sự gặp gỡ và trao đổi các vấn đề tôn giáo giữa Thế Tôn và người bản xứ đương thời là phổ biến. Tùy theo cấp độ nhận thức và yêu cầu tâm linh của người đối thoại mà Thế Tôn giới thiệu "Con đường" vì lợi ích an lạc của họ. Tại đây, Thế Tôn giới thiệu tổng quát về nếp sống "Không làm khổ mình, không làm khổ người", hay nói khác đi, giới thiệu nếp sống đem lại an lạc, hạnh phúc cho mình và cho người.
Nếp sống thoát ly khổ đau cho mình và người chỉ có một, gọi là con đường độc nhất, đó là nếp sống hành thiện ba nghiệp thân, khẩu, ý: sống tiết độ, cảnh giác, chánh niệm tỉnh giác, thể hiện Giới học, Định học và Tuệ học dần dần dẫn đến kết quả loại trừ hết thảy lậu hoặc.
Cuộc trao đổi giữa Thế Tôn với các thành phần xã hội ở đời là cuộc đối thoại giữa chân lý và vọng tưởng, giữa thật và hư, giữa hạnh phúc và khổ đau. Những tập quán tư duy hữu ngã, tập quán dục vọng, tập quán thị phi, hơn kém, tập quán vị ngã, phóng dật v.v... của người đời là tất cả vật liệu, nhân duyên tạo ra sinh tử, khổ đau, bất an, sầu muộn, dao động, thất vọng v.v... Con đường giải thoát đi về "vô sinh", chân hạnh phúc hẳn phải là con đường đi ra khỏi các tập quán đó. Rất rõ ràng và rất giản dị! Rất tự nhiên, rất người và rất thực! Hệt như gỡ ra chỗ rối của một " mối " dây. Nếp sống phạm hạnh là nếp sống của con đường đi ra khỏi các tập quán rối rắm ấy, là nếp sống gỡ điểm rối ấy. Ở đây không có gì là thần bí, không có gì là phi khoa học, không có gì là nghiêm khắc, hà khắc cả. Con đường là thế! Không còn có phép lạ nào để chờ đợi cả.
Chỉ có một bí mật duy nhất mà bản kinh 51 đã hé mở ra từ nếp sống của ba hạng người đầu (tự hành khổ; hành khổ người; tự hành khổ mình và người) là con người vừa mong ước, chờ đợi hạnh phúc, vừa nắm giữ khổ đau.
Nhìn lại tự thân mình, một cư sĩ hay một tu sĩ, thì thấy rõ ngay: Vừa thiết tha với hạnh phúc, vừa thiết tha với dục vọng...
Các bản kinh tiếp theo của Trung Bộ Kinh II, sẽ dần dần tiết lộ cái bí mật trên hiện diện trong khắp các giai tầng xã hội
(Kinh số 51)
Mục lục:
- Phần 1 - Từ kinh 51-60
- Phần 1 - Từ kinh 51-60 (tiếp theo)
- Phần 2 - Từ kinh 61-70
- Phần 2 - Từ kinh 61-70 (tiếp theo)
- Phần 3 - Từ kinh 71-80
- Phần 3 - Từ kinh 71-80 (tiếp theo)
- Phần 4 - Từ kinh 81-90
- Phần 4 - Từ kinh 81-90 (tiếp theo)
- Phần 5 - Từ kinh 91-100
- Phần 5 - Từ kinh 91-100 (tiếp theo)
- Phần tổng luận
- Nhà xuất bản
- Tôn Giáo
- Người đọc
- Huy Hồ, Tuấn Anh, Hoàng Ly, Thủy Tiên