10 Đức Tính Cần Có Của Người Xuất Gia

10 Đức Tính Cần Có Của Người Xuất Gia

Tác giả
Đại sư Tinh Vân
Chương 9: Có sức mạnh nhẫn nhục.

Nhẫn nhục là ý tưởng dứt khoát nhận sự sỉ nhục, bao hàm tính khoan dung và kiên nhẫn. Giáo lý này trong 6 pháp Ba La Mật mà phật giáo Đại Thừa gọi là “nhẫn nhục Ba La Mật”.

Nhẫn nhục Ba La Mật là kiến nghị, nhường nhịn, chịu đựng. Ngoài ý nghĩa khoan dung tất cả còn có một hàm ý đặc thù là nhận biết trọn vẹn hoặc cho phép. Hành giả bồ tát lúc ban đầu thực hành để chứng vô sinh pháp nhẫn, muốn nhận biết pháp kinh đầy đủ có thể thực hiện nhẫn nhục Ba La Mật một cách chân chánh. Trong kinh có nói, một cá nhân bố thí trì giới, công đức không bì với nhẫn nhục, đức phật Thích Ca Mô Ni Ba A Tăng Kỳ Tu Phước Huệ trăm kiếp tu tướng hảo, phước báo ấy đều do nhẫn mà ra. Trong quá khứ, có nhiều bậc công phu tu hành thành tựu đạo quả, nguyên cũng từ nhẫn nhịn mà ra. Bồ tát Từ Hàn bảo tôi, thầy ấy làm thế nào mà có phước tướng, nhất định đã chịu đựng mọi điều sỉ nhục để phát triển bồ đề tâm, cũng nhân thế mà thành tựu bồ đề lạc cho chúng sinh. Chắc chắn phải chế ngự được, những điều khó nhẫn, tham, sân, phiền não, phát triển phật tánh nơi mình.

Trong 3 nghiệp, khẩu nghiệp là đứng đầu. Có người nơi miệng lại ẩn nhẫn không nói, nhưng trong lòng lại tính toán so đo, oán hận như nói “tôi sôi máu trong lòng”. Nhẫn không chỉ ở miệng, mà còn nhẫn trong tâm, đây là chân chánh nhẫn. Đức Phật đã từng dạy, một người tu hành không xem sự sỉ nhục, phỉ báng, mắng nhiết, như vị ngọt cam lồ thì chẳng thể gọi là người tu.

Chữ “Nhẫn” ở trên là chữ “Nhận” bên dưới là bộ tâm, giống như có lưỡi dao chọc thẳng vào tim, đau đớn lắm, sự nhẫn chịu thật không phải là việc dễ dàng. Có người tham nhận sự vất vả, nhưng không thể chấp nhận sự sỉ nhục, bêu xấu. Có người nhận chịu bao việc khó khăn, không thể bình tĩnh trong đau khổ. Có người chịu đựng sự tổn hại, khi gặp việc trái ý nghịch lòng mà không sân hận trả thù, nhưng bên trong có chủng tử oán hận tiềm ẩn được chuẩn bị sẵn trong ý thức. Trong kinh Phật nói,

Phật tiền đa kiếp hưng cung dưỡng

Sở tích quảng đại chi phúc đức

Nhất niệm sơn tâm tài hưng khởi

Tận phần bỉ phúc thành hôi tẩn


Dịch là,

Đã nhiều đời con cúng dường Phật

Tích lũy thành ruộng phước vô biên

Hôm nay một niệm sân tâm khởi

Đốt cháy thành tro bao phước điềm.


Bài kệ trên như một lời khuyên, có tác dụng cảnh giác cho người tu chúng ta rất lớn.

Mục lục:
  1. Lời nói đầu - Phật dạy làm phước đức phần 1
  2. Phật dạy làm phước đức phần 2
  3. Độ cả người thân phần 1
  4. Độ cả người thân phần 2
  5. Nương về ngôi báu
  6. Gặp Phạt là không bị thiệt thòi phần 1
  7. Gặp Phạt là không bị thiệt thòi phần 2
  8. Gặp Phạt là không bị thiệt thòi phần 3
Nhà xuất bản
Diệu Pháp Âm
Người dịch
Thích Đạt Ma Trí Hải
Người đọc
Kim Phụng
Người gửi
dieuphapam
Tải về
3,371
Xem
3,371
Phát hành
Cập nhật
Điểm
5.00 star(s) 1 ratings

Các tác phẩm khác

Top