- Tác giả
- HT Thích Trí Quảng
Đối với người xuất gia muốn tiến tu đạo nghiệp, nhân duyên, căn lành và phước đức là ba điều căn bản cần phải được xây dựng và phát triển liên tục trên bước đường tu. Khi phát tâm tu, mỗi người có phước đức khác nhau, từ đó dẫn đến hoàn cảnh tu học, làm đạo đều khác nhau. Hoàn cảnh hiện tại tốt xấu, khó khăn hay dễ dàng đều do nghiệp quá khứ của từng người đã tạo. Cần ý thức điều ấy để khắc phục ác nghiệp và phát huy thiện nghiệp của mình mới tiến tu được. Nhìn kết quả của hiện đời phải chịu nhiều quả báo không lành, nên tự biết trong quá khứ ta đã tạo ba nghiệp thân, khẩu, ý chẳng tốt đẹp gì. Biết vậy, chúng ta nỗ lực sám hối, vượt khó, còn không biết mà cứ khởi tâm sân hận, buồn phiền, ganh tỵ thì còn đọa sâu thêm.
Riêng tôi, biết chấp nhận khởi điểm nghèo khó của mình,nhưng nhờ có nhân duyên và căn lành với Phật pháp, nên thăng hoa cuộc sống trong đạo pháp. Tôi tâm đắc lời Phật dạy trong kinh Pháp Hoa về gã cùng tử tuy nghèo nhưng không sống hèn, không lệ thuộc người khác chuyện cơm ăn, áo mặc, chỗ ở. Ý này trong kinh diễn tả là gã cùng tử làm việc cho ông trưởng giả, nhưng vẫn ở yên chỗ của mình. Nếu nghèo mà thích làm sang thì càng làm nô lệ cho đời nhiều hơn, chẳng lợi ích gì."An phận nghèo quy củ tu hành" là câu phương châm tu hành cho chính tôi. Biết sắp xếp cách tu hành trong hoàn cảnh nghèo,hạn chế tối đa việc tiêu dùng tốn kém, đến khi du học ở Nhật Bản, tôi vẫn giữ nếp sống này. Nhờ vậy, tôi không phải nhờ vả ai, mà còn tích lũy được tiền học bổng để giúp đỡ người gặp khó khăn. Có giúp người thì họ mới thương quý ta, kết thành sợi dây nhân ái tốt đẹp trong cuộc sống này. Đức Phật dạy việc bố thí, cúng dường sẽ tạo cho ta phước báo lớn lao. Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc nên làm việc này với ai, ở đâu và lúc nào, vì bố thí, cúng dường không đúng lúc, không đúng chỗ, không đúng người, chẳng những không sanh phước mà còn thêm tội.
(Nhân duyên - căn lành)
Mục lục:
- Lời tựa - Tâm vô lậu học
- Những việc làm của chư tăng
- An lạc hạnh
- Cơm Hương Tích
- Sáu thời tịnh niệm
- Nhân duyên - Căn lành
- Những việc cần làm
- Tiếp nối sự nghiệp của Đức Phật
- Theo dấu người xưa
- Tu tâm
- Bồ tát quả môn
- Bất biến, tùy duyên
- Bàn về nghi lễ
- Đại thừa Phật giáo
- Trụ pháp và lực gia bị của Phổ Hiền
- Hài hòa, con đường an lành
- Kinh Đại Bảo Tích
- Ý nghĩa sám Pháp Hoa
- Đạo lực
- Ý nghĩa Tam vô lậu học
- Hướng đi giải thoát
- Tỉnh giác là chơn giác
- An cư và hạnh đầu đà
- Cảm niệm Phật A Di Đà
- Hành đạo tùy duyên
- Nhu đạo và Tịnh độ
- Những kinh nghiệm tu hành theo kinh Pháp Hoa
- Những kinh nghiệm tu hành
- Sự hộ niệm của Phật - Bồ tát - Thiên Long Bát Bộ
- Thể nghiệm pháp Phật
- Tịnh độ
- Tu hành là chuyển hóa hữu lậu ngũ uẩn thành vô lậu ngũ uẩn
- Vai trò của nữ tu Phật giáo trong thời Bắc thuộc
- Y báo và chánh báo
- Ý nghĩa Tịnh độ
- Người đọc
- Huy Hồ, Kim Phụng, Tuấn Anh, Kiều Hạnh, Thy Mai