- Tác giả
- HT Thích Trí Quảng
Mùa An cư có đủ điều kiện thuận tiện cho việc tu hành. Đức Phật dạy chúng xuất gia nếu biết tự tịnh hóa thân tâm mình thì sẽ tác động cho xã hội an vui và hội chúng hài hòa thanh tịnh. Đó là trách nhiệm lớn của hành giả để sau mùa An cư sử dụng thân tâm tốt đẹp mà giáo hóa chúng sanh được lợi lạc.
Phật dạy có tám mươi bốn ngàn pháp môn tu nhằm ứng với tám mươi bốn ngàn phiền não trần lao của chúng sanh. Nói cách khác, chúng sanh có bao nhiêu phiền não nghiệp chướng trần lao, khổ ải thì Phật pháp có bấy nhiêu pháp môn tương ưng để đối trị. Lời Phật dạy như vậy cho thấy không có pháp cố định, nhưng ứng dụng pháp tùy duyên để hành đạo, giáo hóa chúng sanh; nghĩa là chúng sanh có nguyện vọng gì, ta có thể đáp ứng yêu cầu đó. Trách nhiệm của Tăng Ni chúng ta là như vậy. Nếu chọn một pháp tu thì nên chọn pháp thích hợp với hoàn cảnh ta, đối trị được nghiệp chướng trần lao của ta để có thể thăng tiến trên đường đạo. Chọn pháp không thích hợp không tiến tu được, mà còn hại cho ta và người.
(Tu đúng pháp)
Mục lục:
- Phật giáo Nam tông
- Theo dấu chân Phật
- Thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức
- Những khởi sắc của Phật giáo tỉnh Lâm Đồng
- Tu đúng pháp
- An cư là tịnh hóa thân tâm
- Đi theo dấu chân Phật và các bậc tiền nhân
- Tu là chuyển nghiệp
- Nương lực Phổ Hiền Bồ Tát để tiến tu
- Trí tuệ và đạo đức là sức mạnh của người tu
- Làm cho đất nước cũng là làm cho Phật giáo
- Học giáo lý và ứng dụng vào cuộc sống tu hành
- Sự gắn bó giữa Tăng Ni và Phật tử là điều cần thiết
- Ý nghĩa hồng danh sám hối
- Giàu đạo đức, giàu tuệ giác
- An trụ tịch diệt tướng
- Ngũ ấm ma trong chúng ta
- Phát huy đạo lực
- Tấm gương sáng của Tổ Huệ Đăng
- Thỏa hiệp với thân, với bạn đồng tu và xã hội
- Thực tu, cảm hóa được chư Thiên và quần chúng
- Có tâm Quan Âm, sẽ nhận được gia bị của Quan Âm
- Tu bồi cội phúc
- Ý nghĩa Nhà lửa tam giới trong kinh Pháp Hoa
- Người đọc
- Huy Hồ, Chiến Thành, Kim Phượng, Tuấn Anh, Kiều Hạnh, Tấn Tài