Ba Vấn Đề Trọng Đại Trong Đời Tu Của Tôi

Ba Vấn Đề Trọng Đại Trong Đời Tu Của Tôi

Tác giả
HT Thích Thanh Từ

Phật giáo thường nhắc nhở chúng ta “vạn vật trên thế gian là vô thường”. Từ con người đến muôn vật luôn chuyển biến liên tục như dòng thác đổ không một phút giây dừng nghỉ. Nơi con người tế bào này sanh tế bào kia diệt, sanh diệt diệt sanh nối tiếp không ngừng, mãi đến khi thân này hoàn toàn bại hoại. Ở sự vật các nguyên tử cũng quay cuồng sanh diệt, thay đổi không bao giờ an trụ. Sự tồn tại của người và vật trong vòng luân chuyển biến động, dừng chuyển động thì con người chết, sự vật hoại, nên nói “sống động”. Sự chuyển động liên tục gọi là sát-na vô thường. Nếu chia từng phần, chặn từng đoạn để khảo sát ở con người và động vật có bốn tướng: sanh, già, bệnh, chết; loài thực vật có bốn tướng: sanh, trụ, dị, diệt; loại khoáng chất cho đến quả địa cầu có bốn tướng: thành, trụ, hoại, không, gọi chung là Nhất kỳ vô thường. Đây là lẽ thật, là chân lý trong thế gian này.

Có lắm người không thấu suốt lý vô thường cứ ảo tưởng ta sống lâu sống mãi, một khi già bệnh chết đến thì kinh hoàng sợ hãi than thở khổ đau. Do ảo tưởng ta mạnh khỏe sống dai, dù có thấy người già bệnh chết vẫn dửng dưng, cứ nghĩ đó là việc của người không can hệ gì đến ta. Từ chỗ không thấu hiểu lý vô thường khiến họ nhìn đời một cách ngây thơ khờ khạo, khi nghe cái chết sắp đến mình, họ đâm ra hãi sợ hốt hoảng cầu cứu khóc than. Ngược lại, người thâm nhập lý vô thường sẽ vững vàng chững chạc đứng nhìn cái già chết đến với một nụ cười. Người này biết rằng vô thường là lẽ thật chi phối tất cả thế gian không một ai trốn thoát được, dù muốn chạy trốn hay kêu khóc van xin chỉ khổ tâm nhọc thân vô ích. Chi bằng:

Mặc cuộc thạnh suy đừng sợ hãi,
Thạnh suy như cỏ hạt sương đông.
(Thiền sư Vạn Hạnh)

Có phải thảnh thơi chăng? Do nhận chân được lý vô thường con người gan dạ cứng cỏi, không phải hèn nhát yếu đuối như người ta tưởng. Có nhiều người nghe Phật nói lý vô thường, họ cho là tinh thần bi quan yếm thế. Họ đâu ngờ, kẻ hiểu được lý vô thường càng nỗ lực tu hành, nỗ lực làm lợi ích chúng sanh, hãy nghe câu thơ “cần tu tợ lửa cháy đầu...”, vì họ biết qua mất một ngày không thể nào tìm lại được. Để thêm can đảm, chúng ta cần nghiên cứu lẽ thật của lý nhân quả.

(Tại sao tôi tu theo đạo Phật)

Mục lục:
  1. Tại sao tôi tu theo đạo Phật?
  2. Tại sao tôi tu Thiền?
  3. Chúng ta quên mất mình
  4. Tại sao tôi chủ trương khôi phục Phật giáo đời Trần?
  5. Chủ trương thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Nhà xuất bản
Hà Nội
Người đọc
Tuấn Anh
Người gửi
dieuphapam
Tải về
2,116
Xem
2,222
Phát hành
Cập nhật
Điểm
0.00 star(s) 0 ratings

Các tác phẩm khác

Top