- Tác giả
- Bhaddanta Dr. Rewata Dhamma
Quyển sách này được dành cho tất cả những học viên muốn nghiên cứu chuyên sâu về Thắng Pháp (Abhidhamma). Nó được xem là phần bổ sung cho tài liệu A Comprehensive Manual of Abhidhamma của Bhikkhu Bodhi, và có bàn luận về những khía cạnh quan trọng khác nhau một cách chi tiết hơn - đặc biệt là về lộ trình tâm.
Tất cả giáo lý trong Phật giáo, bao gồm mọi trường phái, và thông qua những phương cách tiếp cận khác nhau, đều có chung một mục đích cơ bản: đó là chứng đạt sự giải thoát. Trong Phật giáo, sự giải thoát có nghĩa là trở nên không còn bị ràng buộc bởi những ranh giới và sự khổ đau mà vốn là đặc tính của sự hiện hữu của chúng ta trong vòng luân hồi. Đức Phật đã dạy rằng chúng ta chỉ có thể thực chứng sự giải thoát dựa vào sự nỗ lực của chính mình, mà được hướng thẳng đến sự hiểu biết sâu sắc về chính bản thân và về thế giới xung quanh chúng ta. Chúng ta sẽ không đơn giản chứng đạt được sự hiểu biết như vậy thông qua việc được ai đó "trao tặng", cho dầu cho người đó được tôn kính hay thậm chí là một bậc thiêng liêng đến mức nào.
Giáo lý trong Phật giáo có thể được xem là có hai thành phần chính: những lời dạy mang tính quy ước và những lời dạy tối hậu. Nơi lưu trữ chính của những lời dạy mang tính quy ước của Đức Phật là Tạng Kinh (Sutta Pitaka). Trong những bài kinh (sutta) này, hầu hết những lời chỉ dạy được hướng trực tiếp đến những luân lý, đạo đức, và giải thích việc bằng cách nào chúng sanh đang còn vướng mắc trong vòng luân hồi (samsara) có thể sống đời sống của mình một cách chân thiện hơn. Đức Phật đã biết rằng, rất nhiều hay thậm chí là hầu như mọi chúng sanh sẽ không chứng đạt sự giải thoát ngay lập tức. Cho nên, điều họ cần làm là cố gắng tiến từng bước một đến sự giải thoát. Tùy thuộc vào nghiệp quá khứ và sự nỗ lực hiện tại của họ, họ có thể chứng ngộ sự giải thoát trong kiếp sống này, hay điều đó có thể xảy ra trong kiếp sống kế tiếp của họ, hay trong một kiếp sống nào đó trong tương lai.
(Trích lời giới thiệu)
Mục lục:
- Lời người dịch
- Lời giới thiệu
- Tâm và các Tâm Sở
- Những sự phân loại khác
- Lộ trình tâm - Những dữ kiện cơ bản
- Lộ Tâm Ngũ Môn phần 1
- Lộ Tâm Ngũ Môn phần 2
- Lộ Tâm Ý Môn phần 1
- Lộ Tâm Ý Môn phần 2
- Lộ Tâm Ý Môn đổng lực kiên cố
- Lộ Tâm Đạo
- Lộ Tâm nhập thiền diệt
- Tiến trình hộ kiếp
- Lộ trình sắc pháp
- Lộ trình của các Kalapa
- Thuật ngữ Pali
- Nhà xuất bản
- Tôn Giáo
- Người dịch
- Pháp Triều
- Người đọc
- Huy Hồ, Tuấn Anh, Kiều Hạnh