- Tác giả
- Thích Thanh Từ
Đúng ra Nghiệp là chữ Hán. Dịch chữ Phạn gọi là Karma (Cạc - ma); Karma Trung Hoa gọi là Nghiệp. Nghĩa của nó là những hành động. Hành động của chúng ta lập đi lập lại nhiều lần thành thói quen, cái thói quen đó gọi là Nghiệp. Cũng như một cô giáo dạy học từ khi ra trường rồi cứ dạy học từ năm này qua năm khác, cứ trở đi trở lại, dạy như thế thành thói quen. Những người bạn cùng làm cô giáo với nhau gọi là gì? Bạn đồng nghiệp. Tức là việc cứ làm đi làm lại thành một thói quen, đó gọi là Nghiệp.
Như vậy thì dễ hiểu: Nghiệp là hành động của chúng ta, mà hành động đó theo một thói quen. Thói quen đó thành tựu rồi, gọi là Nghiệp. Như vậy quý vị thấy Nghiệp chưa? Nghiệp nó dẫn chúng ta đi trong luân hồi sinh tử. Nhưng mà nghiệp đó là hành động của ai? Phải của Trời, của Phật không? Hành động đó chính là hành động của mình, nó dẫn mình đi, cho nên trong kinh Phật nói câu này, Phật dạy: “Chúng sanh làm chủ tạo Nghiệp, chúng sanh lại thừa kế cái Nghiệp của mình đã tạo”. Chúng ta làm chủ tạo nghiệp rồi lại thừa kế cái Nghiệp của mình đã tạo. Nghe nói vậy quý vị có thấy dễ hiểu không? Tức là mình làm chủ.
(Lời nói đầu)
Mục lục:
- Nghiệp dẫn đi trong luân hồi phần 1
- Nghiệp dẫn đi trong luân hồi phần 2
- Nghiệp dẫn đi trong luân hồi phần 3
- Người đọc
- Tuấn Anh