Thấy, Biết, Bây Giờ Và Ở Đây

Thấy, Biết, Bây Giờ Và Ở Đây

Tác giả
Ayya Khema

Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở. Vậy thì có gì là khó đâu? Cái khó nằm trong việc người ta không toàn tâm toàn trí chuẩn bị cho nó. Tâm ta, các giác quan, các cảm thọ chỉ quen ở nơi thị tứ, trong thế giới ta đang sống. Nhưng thiền không thể hành ở nơi thị tứ. Không thể nào. Không có gì để mua, để bán hay trao đổi, dàn xếp trong thiền, nhưng thái độ của phần đông thiền sinh vẫn giữ nguyên như cũ và vậy là không thành công rồi.

Chúng ta cần kiên nhẫn với bản thân. Cần có thời gian trước khi chúng ta có thể biến thiền thành một trạng thái tâm, có mặt trong mọi lúc vì chuyện thời gian không còn quan trọng nữa. Thị tứ không chỉ dành cho buôn bán. Nó bao gồm tất cả mọi thứ có thể được làm trên đời này: Tất cả mọi liên kết, tư tưởng, hy vọng, ký ức, tất cả mọi phản kháng, chống đối, tất cả mọi phản ứng của chúng ta.

Trong thiền có thể có những giây phút thoáng qua mà ta thấy định dường như trong tầm tay, nhưng không thể với tới. Nó luôn vượt thoát và tâm lại trở về ngay nơi nó xuất phát. Để thay đổi điều đó, ta phải quyết tâm biến cuộc sống của mình thành cuộc sống thiền; điều đó không có nghĩa là ta phải hành thiền từ sáng đến tối. Tôi chắc rằng không ai có thể làm thế. Và nó cũng không có nghĩa là ta không thể hoàn thành các bổn phận, các trách nhiệm của mình, vì chúng cũng quan trọng và cần thiết cho ta. Nhưng điều đó có nghĩa là chúng ta phải quan sát bản thân thật kỹ càng trong mọi hành động hay phản ứng để chắc chắn rằng mọi thứ đều diễn ra trong ánh sáng của Pháp – ánh sáng của chân lý. Điều này ứng dụng vào những thứ nhỏ nhặt nhất như là thực phẩm ta dùng, những gì ta lắng nghe hay nói tới. Chỉ như thế thì tâm mới có thể ở trong tư thế sẵn sàng đầy chất lượng khi ngồi xuống gối thiền. Có nghĩa là dầu chúng ta đang trong trạng thái nào, ta cũng có thể soi rọi vào bên trong. Không có nghĩa là ta không thể tiếp xúc, chuyện trò với ai, nhưng ta phải xem xét mình đang nói điều gì.

Đó không phải là điều dễ làm vì tâm thường quên lãng. Nhưng ta phải nhận ra được sự chểnh mãng đó. Nếu không thì ta đang đi lệch ra khỏi chánh niệm và sự quán sát nội tâm, ta chưa đặt chân được đến con đường thiền. Nếu tâm có được tánh Pháp ở bên trong, thì việc hành thiền mới mong có kết quả.

(Tâm Thiền)

Mục lục:
  1. Lời người dịch - lời mở đầu
  2. Tâm thiền
  3. Phương tiện thiện xảo
  4. Chánh niệm tỉnh giác
  5. Tu chánh cần
  6. Khai mở tâm thức
  7. Nghiệp
  8. Ngũ căn ngũ lục
  9. Các bước trên con đường đạo
  10. Các phẩm hỗ trợ đạo
  11. Hãy tận dụng thời gian sống mỗi ngày
Nhà xuất bản
Phương Đông
Người dịch
Diệu Liên Lý Thu Linh
Người đọc
Kiều Hạnh, Tuấn Anh, Ngọc San, Thy Mai
Người gửi
dieuphapam
Tải về
3,313
Xem
3,313
Phát hành
Cập nhật
Điểm
0.00 star(s) 0 ratings

Các tác phẩm khác

Top