Thơm Ngát Hương Lan

Thơm Ngát Hương Lan


Việc biên soạn cuốn “Hư Vân Niên Phổ - Thơm Ngát Hương Lan” được chia làm ba thời kỳ. Kỳ một là năm Quý Tỵ, kỳ hai là năm Đinh Dậu, kỳ ba là năm Kỷ Hợi (nghĩa là sau khi Sư đã viên tịch). Quyển này biên xong tạm xem như toàn bộ cuốn Hư Vân Niên Phổ được hoàn thành đầy đủ. Mùa xuân năm Nhâm Thìn (1952), sau biến sự ở Vân Môn, Sư bị trọng thương, hôn mê bất tỉnh, dẫn đến bệnh nặng nguy kịch, mắt không thấy, tai không nghe, nói năng phát âm... đều khó khăn. Các đệ tử sợ tình hình biến chuyển xấu, nên khi Sư tỉnh dậy, họ đồng khẩn khoản van nài Sư thuật lại những chuyện bình sinh và gấp rút chuẩn bị việc biên Niên Phổ, lo sưu tập các bản nháp viết tay, kết thành sách... mật giao cho Sầm Học Lữ biên tập.

Song ở Hương Cảng thiếu phần tham khảo, nên phải nhờ Tùng Lâm các nơi phụ đóng góp tài liệu rất nhiều. Về Pháp ngữ và chuyện đời Sư, phần nhiều là do các đệ tử Sư trong lúc thân cận được nghe, đã ghi lại, cất để dành rồi gởi đến Những sự thật trọng yếu trong Niên Phổ và các tài liệu chưa công bố… thảy đều do đích thân Sư viết hoặc kể, nên mới gọi đây là bản Niên Phổ Tự Thuật. Cuốn Niên Phổ này, kỳ 1, kỳ 2 đều đã được in ra. Tất cả là ba bản. Bản đầu tiên in vào mùa xuân Quý Tỵ, chưa đầy mấy tháng, tạo nên tiếng vang lớn. Thế là giữa thu, thể theo yêu cầu, lại tại bản, là bản in lần hai. Nhưng do phát hiện trong sách có nhiều chỗ sai sót, nên phải đem bản in này trình Sư giám định. Song do quan san cách trở, thư từ bấp bênh, liên lạc bất tiện, buộc lòng tôi phải tách quyển Niên Phổ ra, chia thành nhiều phần rồi gởi cho người bạn ở Thượng Hải đem tới núi Vân Cư (Giang Tây) trình Sư xem. May được Sư để mắt tới, Ngài lịnh cho thị giả chỉnh lại những chỗ sai.

Thế là tháng 8 năm Bính Thân, khi người mang về tới chỗ tôi thì sách đã được duyệt bốn năm rồi. Tôi cũng đem những tư liệu có được sau này, biên, ráp thêm vào. Đến tháng 7 năm Đinh Dậu thì cho tiến hành in (tức là bản in lần Hai đã được hiệu đính chỉnh sửa giờ cho ấn hành), gọi là bản thứ Ba. Hai năm sau, vào mùa đông năm Kỷ Hợi (một tháng trước khi Sư viên tịch), tôi đã bổ thêm vào những bản thảo đã thất lạc, cùng các pháp ngữ gần đây của Sư (do chư đệ tử sưu tập, hoặc tự viết gởi đến, trong có những lời chia biệt lưu luyến và sự nhắc nhở khích lệ trang trọng)... Hi vọng cuốn sách này, có thể tạm làm cửa vào cho quý vị, giúp mọi người nếm được pháp vị. Quyển sách này được biên rất chân thật, không khoa trương. Những chỗ văn rườm rà, đứt quãng rời rạc... tôi đều đã chỉnh lại. Chuyện thêu dệt hay phóng đại... quả tình không có.

Tuy đã được kết tập thành sách song phần thất tán, lạc mất cũng khá nhiều. Muốn bổ khuyết, chắp lại những rơi rớt... xin để ngày khác. Xưa, nhờ thời bình, buông bút chẳng hạn cuộc vần điệu, chẳng ngại năm tháng xa xôi. Cứ thong dong mà viết, kể ... và cất trong danh sơn. Nhưng bây giờ ở vào thời loạn ly, nếu giữ gìn cẩu thả, e sẽ làm mai một ánh sáng của trời người - Bởi việc thu thập, tích góp được từng giọt pháp nhũ rất là khó khăn... Học Lữ vâng lịnh Sư biên tập, thật chẳng biết tự lượng... Rất mong được tha thứ, xin các bậc Đại đức trong bốn biển chỉ giáo những chỗ sai. Mong pháp được truyền lưu khắp pháp giới, độ vô tận chúng sinh.
(Trích lời tựa)

Mục lục:
  1. Lời Tựa
  2. Chào Đời – Cầu Đạo
  3. Bái Hương
  4. Du Ngoạn
  5. Ngộ Đạo
  6. Hành Đạo Độ Sinh
  7. XinThỉnh Bộ Đại Tạng Kinh
  8. Bài Ký về Hoa Ưu Bát Đàm
  9. Dân Quốc 1 (1912) Nhâm Tý
  10. Dân Quốc 8 – Kỷ Mùi – 80 tuổi
  11. Chùa Thê Vân và Vân Thê
  12. Phần Ghi Thêm của Sầm Học Lữ
  13. Dân Quốc 28 – Kỷ Mão – 100 tuổi
  14. Giảng Về Quy Y
  15. Trùng Hưng Chùa Nam Hoa ở Tào Khê
  16. Cất Điện Đường Mới Cho Trang Nghiêm
  17. Ung Dung Xả LY
  18. Phải Hiểu Nhân Quả – Quy Y Tam Bảo
  19. Dân Quốc 38 – Kỷ Sửu – 110 tuổi
  20. Năm Canh Dần – 111 tuổi
  21. Năm Nhâm Thìn – 113 tuổi
  22. Báo Chí Nói Về Hòa Thượng Hư Vân
  23. Cánh Bè Trong Cơn Đại Hồng Thủy
  24. Ngày Đầu Tiên – Thất Thứ Nhất
  25. Ngày Thứ Năm – Thất Thứ Nhất
  26. Ngày Đầu Tiên – Thất Thứ Hai
  27. Lời Khai Thị Giải Thất
  28. Năm Giáp Ngọ (1954) 115 tuổi
  29. Sa Di
  30. Các Bài Giảng Của Hòa Thượng Hư Vân
  31. Đạo Đức Là Tôn Quý Nhất
  32. Năm Bính Thân – 117 tuổi
  33. Năm Kỷ Hợi – 120 tuổi
  34. Nhập Diệt
Người dịch
Kiến Châu, Như Thủy, Hạnh Đoan
Người đọc
Huy Hồ, Nguyễn Vinh, Ngọc Mỹ, Thy Mai, Kim Phượng, Kiều Hạnh
Người gửi
dpa
Tải về
3,109
Xem
3,109
Phát hành
Cập nhật
Điểm
0.00 star(s) 0 ratings

Các tác phẩm khác

  • Chuyện vãng sanh ở Việt Nam - Tập 2
    Chuyện vãng sanh ở Việt Nam - Tập 2
    Tập 2 của các câu chuyện vãng sanh ở Việt Nam do nhóm Liên hữu miền nam đất việt thực hiện
  • Phật ở đâu?
    Phật ở đâu?
    Phim nhân quả, tập Phật ở đâu
  • Đổi nghề
    Đổi nghề
    Phim nhân quả, tập "Đổi nghề"
  • Món chay Vol 12
    Món chay Vol 12
    Cà ri, Chuối sáp kho tiêu, Mắm đậu xào sả, Mì căn nấu thơm, Đậu hũ tay cầm
  • Món chay Vol 11
    Món chay Vol 11
    Gỏi đu đủ thái, Cơm tay cầm, Cháo thập cẩm, Súp mai tuyết nhỉ bào ngư, Đậu hủ xào trần bì
  • Món chay Vol 10
    Món chay Vol 10
    Ram bắp, Đậu hủ chiên lá dứa, Đậu hủ ky khô nướng mè, Xá xíu chay, Mắm thái chay
  • Món chay Vol 09
    Món chay Vol 09
    Đậu hủ xào cần tây, Đậu hủ tìm, Mì căn xào nấm rơm, Súp đông cô chua cay, Mì căn xào lăn
Top