- Tác giả
- Thiên Như Duy Tắc
“Ngoài song non xanh giăng màn hoa
Triền non thanh tuyền buông cầm ca
Trong song kìa ai im như mơ
Ngồi xem Thiên Như câu Di-đà
Người đời đều ưa cơ Thiền sâu
Hành nhơn ai vào tâm vương mầu
Đèn sương trơ vơ ngoài trời thu
Non Tu, vi trần đều gồm thâu
Mà trong A Di hồng danh thâm
Ngàn muôn khôn tìm ra tri âm!
Thiên Như lòng từ soi chân đăng
Đưa người mau ra vòng mê lầm
Hư không chim bay dường như tranh
Lưu tuyền quanh co triền non xanh
Người đi xa xa làn mây trôi
Di-đà chân như nầy tâm lành
Ôi câu hồng danh mầu thâm xa
Sâu cùng chư Tông làng Thiền Na
Buông ra thâu vào đều như như
Tương tư tâm đầy trời Liên Hoa”.
Triền non thanh tuyền buông cầm ca
Trong song kìa ai im như mơ
Ngồi xem Thiên Như câu Di-đà
Người đời đều ưa cơ Thiền sâu
Hành nhơn ai vào tâm vương mầu
Đèn sương trơ vơ ngoài trời thu
Non Tu, vi trần đều gồm thâu
Mà trong A Di hồng danh thâm
Ngàn muôn khôn tìm ra tri âm!
Thiên Như lòng từ soi chân đăng
Đưa người mau ra vòng mê lầm
Hư không chim bay dường như tranh
Lưu tuyền quanh co triền non xanh
Người đi xa xa làn mây trôi
Di-đà chân như nầy tâm lành
Ôi câu hồng danh mầu thâm xa
Sâu cùng chư Tông làng Thiền Na
Buông ra thâu vào đều như như
Tương tư tâm đầy trời Liên Hoa”.
Tịnh độ là pháp dễ tu dễ chứng, song cũng là môn khó nói khó tin. Cho nên khi còn tại thế, đức Thích-ca Từ phụ vì hàng đệ tử nói kinh A-di-đà đã dự biết chúng sinh đời mạt pháp khó sinh lòng tin tưởng, mới dẫn lời thành thật của sáu phương chư Phật để phá mối nghi và phát khởi tín tâm cho người sau. Lúc thuyết kinh gần xong, nhân nói đến chư Phật khen ngợi mình, đức Bổn sư lại bảo: “Nên biết Ta ở nơi đời ác năm trược làm việc khó nầy đắc quả Vô Thượng Bồ-đề vì tất cả thế gian nói pháp khó tin đây, thật là một điều rất khó!”. Ấy đều là những lời tha thiết, cặn kẽ dặn dò để khuyên người tin tưởng vậy. Vả đấng Thế Tôn đã rủ lòng đại bi, cứu đời trong kiếp mạt, khi kim khẩu nói ra một câu một kệ, hàng nhơn, phi nhơn đều tín thọ phụng hành, nhưng riêng về thuyết Tịnh độ, thế gian có xen lẫn lòng nghi, là tại sao? Bởi giáo môn Tịnh độ cực rộng lớn mà pháp tu Tịnh độ lại quá giản dị, hai điểm ấy dường như cách biệt, khiến cho người nghe khó nén lòng nghi. Nói rộng lớn, là môn nầy thâu nhiếp tất cả căn cơ: trên từ bậc Đẳng giác Bồ-tát, vị Nhất sinh bổ xứ đều cầu về Tịnh độ, dưới cho đến hàng ngu phu, ngu phụ, kẻ tạo Ngũ nghịch, Thập ác, nếu quyết tâm tín hướng đều được vãng sinh. Nói giản dị là người tu không phải quá gian nan lao khổ, không trải qua cảnh giới sai biệt mê lầm, chỉ trì niệm sáu chữ hồng danh mà được thoát Ta-bà, được sinh Cực Lạc, được Bất thối chuyển, cho đến khi thành Phật mới thôi. Bởi có sự rộng lớn mà lại giản dị như thế nên dù cho người trí cũng sinh mối nghi ngờ. Nếu ông nhận thức rõ được điểm nầy, tất sẽ biết lời khen của ngài Vĩnh Minh rất có ý thâm, mà không phải là quá đáng.
Mục lục:
- Tịnh độ hoặc vấn - 01
- Tịnh độ hoặc vấn - 02
- Tịnh độ hoặc vấn - 03
- Tịnh độ hoặc vấn - 04
- Người dịch
- HT Thích Thiền Tâm
- Người đọc
- Huy Hồ, Đức Uy