Trí Phương TIện

Trí Phương TIện

Tác giả
HT Thích Trí Quảng

Khi Phật còn là thái tử, ngài quan sát xã hội đương thời thấy đầy dẫy bất công và những việc thương tâm. Vì vậy, Ngài muốn xây dựng xã hội lành mạnh với tình người, nhưng không thực hiện được, vì Ngài nói mà người không nghe theo. Muốn họ nghe, Ngài phải làm những việc cần thiết, đó chính là giáo dục của Phật giáo khởi đầu phát xuất như vậy.

Sống trong xã hội Ấn Độ đương thời mà người dân bị áp bức bởi luật giai cấp, Đức Phật đã đưa ra sự cải cách tột bực, theo đó mọi người dân đều được bình đẳng, không có giai cấp khi nước mắt cùng mặn, máu cùng đỏ. Bấy giờ, với cương vị thái tử sống giàu sang sung sướng cách biệt với dân chúng, Ngài thực hiện tinh thần bình đẳng bằng cách bước ra khỏi giai cấp cao nhất mà đi xuống giai cấp thấp nhất là Sa-môn hay khất sĩ, tức người ăn xin thấp hơn cả giai cấp nô lệ, để sống chung với họ. Nơi Ngài toát lên sự hy sinh vĩ đại của bậc siêu phàm mà chắc chắn không có người nào trên thế gian này dám làm như Ngài. Xã hội Ấn Độ bấy giờ có bốn giai cấp mà Ngài đã chọn giai cấp thứ năm thấp nhất. Ngài đã dạy chúng ta bài học đầu tiên là muốn dạy người điều gì, bản thân mình phải thực hiện việc này trước. Ngày nay, chúng ta cần cân nhắc, khi ca ngợi rằng Phật, Bồ-tát, La-hán thánh thiện, làm toàn những việc tốt đẹp, trong khi bản thân mình thì ngược lại, như vậy là phạm tội phỉ báng pháp Phật. Phật dạy rằng mình nói việc đã làm được và làm những gì mình hứa. Đó là bài tập thấp nhất của Phật dạy cho đại chúng.

Phật chọn giai cấp thấp nhất là ăn xin, không có sở hữu nào. Điều này Ngài muốn dạy chúng ta nên thấy bản chất của con người, tính giác của con người, phước đức của con người mới là hạt nhân chính yếu quyết định mọi việc thành bại trong cuộc sống. Vì vậy, người dù ở giai cấp nào, nhưng tính chất bên trong của họ không mất. Chính Đức Phật đã thể hiện trọn vẹn yếu nghĩa này, Ngài đóng vai ăn mày, nhưng không ai dám nhìn Phật là ăn xin. Về sau, Phật dạy chúng ta đồng sự nhiếp. Muốn nhiếp hóa thành phần nào, chúng ta phải sống chung với họ, làm việc chung với họ, thì họ mới nghe ta. Còn ta ở giai cấp cao sang nói cho người giai cấp thấp, họ không bao giờ chấp nhận. Vì vậy, chúng ta học bài học đầu tiên này. Thực tế cho thấy đa số người bên trong yếu kém, nhưng bên ngoài muốn phô trương, nên phải khổ và chết ở điểm sai trái này.
(Trích Giáo dục của Đức Phật)

Mục lục:
  1. Lời Tựa
  2. Giáo Dục Của Đức Phật
  3. Sự Xuyên Suốt Từ Kinh Nguyên Thủy Đến Kinh Đại Thừa
  4. Yếu Chỉ Kinh Pháp Hoa
  5. Ý Nghĩa Bộ Môn Pháp Hoa - Kinh Vô Lượng Nghĩa và Định Vô Lượng Nghĩa
  6. Diệt Tận Định Và Vô Lượng Nghĩa Xứ Định -
  7. Bây Giờ Và Ở Đây - Hành Trang Trên Bộ Trình Hoàng Pháp
  8. Hoàng Pháp Là Khai Thông Bế Tắc Cho Mọi Người
  9. Tầm Sư Học Đạo - Sa Môn Trong Mùa An Cư
  10. Hãy Là Phước Điện Tăng
  11. Trụ Pháp Không Thấy Nhân Duyên
  12. Tứ Niệm Xứ Quán
  13. Ý Nghĩa Bộ Đề Đạo Tràng
  14. Đem Phật Vào Tâm
  15. Tu Học Đề Phát Huy Đạo Lực Và Trí Tuệ
  16. Bồ Tát Duyên Giác Thành Văn Hiện Thân Trên Cuộc Đời Dưới Mọi Dạng Hình
  17. Con Đã Về, Con Đã Tới
  18. Sinh Hoạt Phật Giáo Cần Thích Nghi Với Hoạt Cảnh Xã Hội
  19. Đạo Phật Ở Thế Kỷ 21
Nhà xuất bản
Hồng Đức
Người đọc
Bình Nguyên
Người gửi
dieuphapam
Tải về
717
Xem
2,310
Phát hành
Cập nhật
Điểm
0.00 star(s) 0 ratings

Các tác phẩm khác

Top