- Tác giả
- HT Thích Trí Quảng
Khi đại chúng đã niệm ba việc quan trọng của phật di đà là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quan và Vô Lượng Công Đức mới nghĩ tại sao đức Di Đà được như vậy và A Nan đại diện chúng hội hỏi Phật ý này. Phật Thích Ca nói về hành trạng của phật Di Đà, tức là nhân hạnh của ngài khi tu bồ tát hạnh. Phải có quá trình tu, không thể tự nhiên mà có quả.
Đức Di Đà trong kiếp cuối cùng, làm vua đầy đủ phước đức là Chuyển Luân Thánh Vương khác với vua đầy tham vọng. Vua có 3 hạng:
Một gọi là bá vương hay ác vương là vua hay chánh thể cai trị dân bằng sắt thép, quyền uy buộc người phải theo, vua như thế là nhà độc tài, một đời không trọn. Họ thường giết người để de dọa như vua Lê Long Đỉnh nhốt người chống đối vô cũi rồi thả xuống sông cho chết hay xô xuống chuồng cọp cho nó ăn. Ông này làm vua được 3 năm thôi vì ác quá, bị tổn phước, không thọ không tồn tại lâu dài được.
Hạng vua thứ 2 dùng luật pháp trị dân, tức có nguyên tắc sống cho tất cả mọi người chấp nhận và đi theo, nay gọi là hiến pháp và pháp và pháp luật. Sống theo pháp luật nhà nước thì yên ổn, sống trái pháp luật thì không yên, nghĩa là dùng pháp luật trừng trị.
Hạng vua thứ 3 dùng đức trị dân, gọi là bất trị dân tùng. Vị vua này có đầy đủ phước đức, phước của thánh vương lớn nên sanh ra là nước thái bình. Vua ác ra đời thì gặp thiên tai, dịch bệnh đưa đến tình cảnh dân chúng nghèo khổ, trộm cướp.
Quan sát một số nước văn minh, chúng ta cũng thấy rõ điều này. Ở Nhật, khi nào một thủ tướng lên nắm quyền, mà trong nước lộn xộn, họ từ chức, vì nghĩ họ không có phước nên không làm được, người không theo, người chống đối không hợp tác. Có một lần, máy bay quân sự đụng máy bay dân sự, bộ trưởng quốc phòng Nhật đã từ chức, vì mới lên mà đã có tai nạn lớn xảy ra, người có phước làm gì cũng tốt, hoặc đất nước được thái bình, xấu trở thành tốt.
Chúng ta thấy quá trình hành bồ tát đạo của phật A Di Đà trong các bộ kinh đại thừa, theo đó từ thuở quá khứ xa xưa, ngài làm chuyển luân thánh vương, tức vua không có thủ đoạn. Đức A Di Đà làm vua không hứa hẹn hão huyền, ngài nói ít nhưng làm nhiều, lắng nghe sự phê phán của người về ngài như thế nào, theo đó mà sửa đổi nên trở thành người thánh thiện là thánh vương và ngài cũng lắng nghe yêu cầu của người dân để đáp ứng lợi ích của họ. Nghĩ đến phật Di Đà, chúng ta phải học tấm gương của ngài để sửa đổi mình.
(Hạnh trạng của đức phật A Di Đà)
Mục lục:
- Tổng luận
- Tổng luận (tiếp theo)
- Ý nghĩa kinh A Di Đà phần 1
- Ý nghĩa kinh A Di Đà phần 2
- Ý nghĩa kinh A Di Đà phần 3
- Ý nghĩa kinh A Di Đà phần 4
- Hạnh trạng của đức phật A Di Đà
- Hạnh trạng của đức phật A Di Đà (tiếp theo)
- Điều kiện vãng sanh - Tiếp độ vãng sanh
- Đới nghiệp vãng sanh
- Đới nghiệp vãng sanh (tiếp theo)
- Liên hoa hóa sanh
- Nhà xuất bản
- Hồng Đức
- Người đọc
- Tuấn Anh