Con Đường Giáo Dục Phật Giáo

Con Đường Giáo Dục Phật Giáo

Tác giả
Thích Trừng Sỹ

Thông thường xưa nay, có người cứ nghĩ rằng đạo Phật là một thứ tôn giáo xa rời thực tế, viễn vông, mơ hồ không có một chút gì thực tiễn hoặc không có một chút gì liên quan tới đời sống văn hóa của con người. Nhưng thực tế đạo Phật không phải là như thế. Đạo Phật ngoài việc giải thoát khổ đau, còn được xem là một nền giáo dục trên nhiều phương diện: Văn hóa, đạo đức, kiến trúc, nghệ thuật, mỹ thuật, hội họa, âm nhạc, kinh tế, khoa học, triết học … Đạo Phật không những thực tế, mà còn rất gần gủi, khắng khít với đời sống văn hóa của con người.

Có nhiều khía cạnh khác nhau trong đạo Phật, nhưng ở đây người viết chỉ nhìn đạo Phật qua khía cạnh giáo dục. Giáo dục phải hiểu là giáo dục đúng, giáo dục rốt ráo, chứ không phải giáo dục sai, giáo dục chưa rốt ráo. Đạo Phật gồm có giáo dục là có tất cả nghệ thuật, mỹ thuật, hội họa, âm nhạc … và có cả con người được giáo dục, hay nói rõ hơn, có cả con người hạch phúc. Một quốc gia cũng quan niệm như thế và nhiều quốc gia cũng quan niệm như thế. Ngược lại không có giáo dục thì quốc gia không có hòa bình, thế giới không có thịnh vượng và đạo Phật cũng không có mặt lâu dài trên thế gian này. Đạo Phật, một quốc gia, hay một dân tộc thịnh hay suy đều do giáo dục. Con người hạnh phúc hay con người của đọa lạc cũng đều do giáo dục. Do đó, giáo dục đóng một vai trò quan trọng nhất trong cuộc sống nhân loại ngày nay.

Mặt khác, giáo dục không nên thiên về ký ức hoặc tư duy, lý trí hoặc tình cảm, đạo lý văn chương hoặc lý thuyết khoa học. Giáo dục không nên thiên chấp. Giáo dục không nên sử dụng một thứ giáo điều bất biến, một thứ khuôn mẫu nhất định, hay một kiến thức cố định để đem ra áp đặt cho người khác phải tuân theo. Giáo dục cũng không nên đem kiến thức của người lớn để nhồi sọ cho trẻ con phải làm như thế này hoặc phải làm như thế kia. Con đường giáo dục Phật Giáo là con đường giải thoát, tự do tư duy, tư do nhận thức, tự do phê bình và tự do phê phán các sự kiện dựa vào phân tích khách quan và dựa vào trí tuệ. Chính vì thế, người viết chọn “con đường giáo dục Phật giáo” làm đề tài để viết luận văn tốt nghiệp này. Ước mong tập luận văn này có thể đóng góp một phần nhỏ vào trong ngành giáo dục Phật giáo, đồng thời nó cũng là kết quả học tập của người viết trong bốn năm qua tại Học viện và cũng là nhịp cầu thông cảm nối liền giữa người viết với các nhà giáo dục Phật giáo trong thời hiện đại để mọi người cùng nhau xây dựng và phát triển nền giáo dục Phật giáo Việt Nam.

Trong khi thực hiện tập luận văn này mặc dù có nhiều nhiệt tình và nhiều cố gắng, song kiến thức chuyên môn của người viết còn hạn chế, không sao tránh khỏi những chỗ sai sót, ngưỡng mong các bậc Cao minh vui lòng chỉ giáo cho những chỗ khuyết điểm để sau này nếu có duyên lành, người viết sẽ sửa chữa và bổ sung thêm và tiếp tục sử dụng đề tài này làm phương pháp nghiên cứu khoa học cao hơn.

Cuồi cùng, người viết thành kính ghi đậm công ơn Hòa thượng Thích Chơn Thiện, người đã khuyến khích và trực tiếp hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện tập luận văn này, và cũng xin thành kính tri ân chư Tôn Đức, chư vị Giáo sư, chư vị Pháp lữ, chư vị Dịch giả và Tác giả của những tác phẩm đã cung cấp nhiều tư liệu biên khảo giá trị cho tập luận văn này. Xin chân thành tri ân!
(Trích lời nói đầu)

Mục lục:
  1. 01. Lời Nói Đầu
  2. 02. P1 - Giới Thiệu Tổng Quát - C1 - Dẫn Nhập - P2 - Nội Dung - C1
  3. 03. P2 - C1 - Các Định Nghĩa Và Ý Nghĩa Của Giáo Dục - Tiếp theo
  4. 04. P2 - C1 - Các Định Nghĩa Và Ý Nghĩa Của Giáo Dục - Tiếp theo
  5. 05. P2 - C2 - Một Số Yếu Tố Cần Thiết Để TTNGDPG
  6. 06. P2 - C3 - Hệ Thống Giáo Dục
  7. 07. P2 - C4 - Các Tinh Thần Giáo Dục
  8. 08. P2 - C4 - Các Tinh Thần Giáo Dục - Tiếp theo
  9. 09. P2 - C5 - Năm Giới Là Những Nét Đặc Thù Của Nền GDPG
  10. 10. P3 - Kết Luận - C1 - Tự Giáo Dục Và Tha Giáo Dục - Hết
Nhà xuất bản
DPA
Người đọc
Hùng Thanh, Nguyễn Sinh, Kim Phượng, Ngọc Châu, Thùy Tiên, Kiều Oanh
Người gửi
dpa
Tải về
1,913
Xem
1,913
Phát hành
Cập nhật
Điểm
0.00 star(s) 0 ratings

Các tác phẩm khác

  • Chuyện vãng sanh ở Việt Nam - Tập 2
    Chuyện vãng sanh ở Việt Nam - Tập 2
    Tập 2 của các câu chuyện vãng sanh ở Việt Nam do nhóm Liên hữu miền nam đất việt thực hiện
  • Phật ở đâu?
    Phật ở đâu?
    Phim nhân quả, tập Phật ở đâu
  • Đổi nghề
    Đổi nghề
    Phim nhân quả, tập "Đổi nghề"
  • Món chay Vol 12
    Món chay Vol 12
    Cà ri, Chuối sáp kho tiêu, Mắm đậu xào sả, Mì căn nấu thơm, Đậu hũ tay cầm
  • Món chay Vol 11
    Món chay Vol 11
    Gỏi đu đủ thái, Cơm tay cầm, Cháo thập cẩm, Súp mai tuyết nhỉ bào ngư, Đậu hủ xào trần bì
  • Món chay Vol 10
    Món chay Vol 10
    Ram bắp, Đậu hủ chiên lá dứa, Đậu hủ ky khô nướng mè, Xá xíu chay, Mắm thái chay
  • Món chay Vol 09
    Món chay Vol 09
    Đậu hủ xào cần tây, Đậu hủ tìm, Mì căn xào nấm rơm, Súp đông cô chua cay, Mì căn xào lăn
Top