Góp Nhặt Tinh Hoa Tịnh Độ

Góp Nhặt Tinh Hoa Tịnh Độ

Tác giả
Thích Giác Thông

Hồn nhiên niệm Phật là trở lại tánh chân như, trở lại tánh như trẻ thơ. Như thường như vậy, như nhiên như như chẳng động không đổi không dời, lúc nào cũng niệm A Di Đà Phật là không đổi không dời không lay động bởi ngoại cảnh tự tại an nhiên là giải thoát.

Phật tử niệm Phật sao được hồn nhiên như trẻ thơ nhìn vào mặt mẹ, tâm hồn nhiên là tâm vô nhất Phật, không có vấn đề gì trong tâm, không nghĩ ngợi đòi hỏi gì như trẻ thơ ngồi trong lòng mẹ rất là hạnh phúc. Niệm Phật hồn nhiên là trong lòng tràn ngập hạnh phúc với sự hòa quyện tâm mình và tâm Phật và vượt qua sự tri ân của chúng ta, tức là đối với Phật, sự tri ân không cần thiết, tâm rỗng rang, vô tư. Tiếng A Di Đà Phật, là tiếng reo cảm thán vang lên xuất thần không còn tâm phân biệt. Vượt qua thức thần phân biệt, chỉ có mình và Phật A Di Đà, chân tâm mình và chân tâm Phật, hòa quyện như ánh sáng hòa cùng ánh sáng.

Ngay đây là cảm ứng phật, muốn niệm phật hồn nhiên phải có tính tâm chân thật. Như tổ nói, một khi có tính tâm, chính là a di đà phật, sắp đặt tất cả cho chúng ta vãng sanh, việc ấy không mảy may do sự thu xếp của chúng ta, thường Phật tử niệm Phật không hồn nhiên vì hay vướng mắt, "con nguyện về cõi Phật, Phật có rước con không?" sợ Phật không rước là không có niềm tin chân thật, phủ nhận sự cứu độ của Phật, không giao phó sinh mạng cho Phật.

Phật tử nghe pháp cho nhiều, mới đầu niệm Phật không hồn nhiên, nhờ nghe pháp có niềm tin, dần dần có niềm tin thâm sâu, trong tâm không còn một điểm nghi nào, thì niệm Phật được hồn nhiên.

(Hồn nhiên niệm Phật)

Mục lục:
  1. Lời nói đầu
  2. Đức Phật hộ trì niềm tin
  3. Thiện không cầu, ác không sợ
  4. Đa sư hư bệnh
  5. Hồn nhiên niệm Phật
  6. Bài học số 5
  7. Bài học số 16
Người đọc
Thùy Tiên, Nam Trung
Người gửi
dieuphapam
Tải về
4,104
Xem
4,104
Phát hành
Cập nhật
Điểm
5.00 star(s) 1 ratings

Các tác phẩm khác

Top