- Tác giả
- HT Tuyên Hóa
Bộ Kinh Hoa Nghiêm này còn gọi là Kinh Pháp Giới, cũng gọi là Kinh Hư Không, tận hư không khắp pháp giới, chẳng có một nơi nào mà chẳng có Kinh Hoa Nghiêm ở đó. Chỗ ở của Kinh Hoa Nghiêm tức cũng là chỗ ở của Phật, cũng là chỗ ở của Pháp, cũng là chỗ ở của Hiền Thánh Tăng. Cho nên khi Phật vừa mới thành chánh giác, thì nói bộ Kinh Hoa Nghiêm này, để giáo hóa tất cả pháp thân Đại Sĩ. Vì bộ Kinh này là Kinh vi diệu không thể nghĩ bàn, do đó bộ Kinh này được bảo tồn ở dưới Long cung, do Long Vương bảo hộ giữ gìn. Về sau do Ngài Bồ Tát Long Thọ, xuống dưới Long cung đọc thuộc lòng và ghi nhớ bộ Kinh này, sau đó lưu truyền trên thế gian.
Bộ Kinh Hoa Nghiêm này, cũng như vầng mây cát tường ở trong hư không, chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới, như mưa pháp cam lồ, thấm nhuần hết thảy tất cả chúng sinh. Bộ Kinh Hoa Nghiêm này, cũng như ánh sáng mặt trời, chiếu khắp đại thiên thế giới, khiến cho tất cả chúng sinh đều được ấm áp. Kinh Hoa Nghiêm này cũng như đại địa, làm sinh trưởng tất cả vạn vật. Cho nên, có Kinh Hoa Nghiêm tồn tại, thì có thể nói là thời kỳ chánh pháp trụ lâu dài. Mỗi ngày chúng ta giảng giải Kinh Hoa Nghiêm, nghiên cứu Kinh Hoa Nghiêm, quan trọng là phải y chiếu nghĩa lý Kinh điển mà tu hành, phải dùng Kinh để đối trị bệnh tật của thân tâm chúng ta. Tự thân chúng ta có tâm tham, khi nghe được Kinh Hoa Nghiêm, thì nên trừ khử tâm tham; có tâm sân, khi nghe được Kinh Hoa Nghiêm, thì nên trừ khử tâm sân; có tâm ngu si, khi nghe được Kinh Hoa Nghiêm, thì nên trừ khử tâm ngu si.
Tại sao chẳng đắc được lợi ích lớn? Vì bạn xem Kinh là Kinh, đối với ta chẳng có quan hệ gì. Thật ra, lúc ban đầu đức Phật nói Kinh Hoa Nghiêm cũng vì bạn, tôi và tất cả chúng sinh mà nói, đó là Phật đối với chúng ta mà nói. Chúng ta nghe Kinh văn này, cũng như chính tai chúng ta nghe đức Phật nói đạo lý này, dạy chúng ta y chiếu theo pháp môn này mà tu hành. Bất cứ pháp gì, cũng đều không ra khỏi tự tánh của mỗi chúng ta. Tự tánh của chúng ta, cũng là tận hư không khắp pháp giới. Cho nên, nếu bạn phóng tâm lượng rộng lớn, thì bạn sẽ hợp với Kinh Hoa Nghiêm mà làm một, song, hai mà chẳng phải hai. Ai ai cũng đều y theo cảnh giới Hoa Nghiêm làm cảnh giới của mình, lấy đạo lý vô lượng vô biên, trí huệ vô lượng vô biên của Kinh Hoa Nghiêm, thu nhiếp làm trí huệ của mình. Bạn xem! Như vậy rộng lớn biết dường nào!
(Trích mở đề)
Mục lục:
- Phẩm Minh pháp thứ mười tám A
- Phẩm Minh pháp thứ mười tám B
- Phẩm Minh pháp thứ mười tám C
- Phẩm Minh pháp thứ mười tám D
- Phẩm Minh pháp thứ mười tám E
- Phẩm Minh pháp thứ mười tám F
- Phẩm thăng lên cung trời Dạ Ma thứ mười chín
- Phẩm kệ khen ngợi trong cung Dạ Ma thứ hai mươi A
- Phẩm kệ khen ngợi trong cung Dạ Ma thứ hai mươi B
- Phẩm kệ khen ngợi trong cung Dạ Ma thứ hai mươi C
- Phẩm Thập Hạnh thứ hai mươi mốt A
- Phẩm Thập Hạnh thứ hai mươi mốt B
- Phẩm Thập Hạnh thứ hai mươi mốt C
- Phẩm Thập Hạnh thứ hai mươi mốt D
- Phẩm Thập Hạnh thứ hai mươi mốt C
- Phẩm Thập Hạnh thứ hai mươi mốt E
- Phẩm Thập Hạnh thứ hai mươi mốt F
- Phẩm Thập Hạnh thứ hai mươi mốt G
- Phẩm Thập Hạnh thứ hai mươi mốt H
- Phẩm Thập Hạnh thứ hai mươi mốt I
- Phẩm Thập Hạnh thứ hai mươi mốt J
- Phẩm Thập Hạnh thứ hai mươi mốt K
- Người dịch
- Thích Minh Định
- Người đọc
- Huy Hồ, Tâm Hiếu, Tuấn Anh