Kinh Pháp Bảo Đàn

Kinh Pháp Bảo Đàn

Tác giả
Việt Nam

Trước đây ở Việt Nam tôi được biết ít nhất có ba bản kinh này được dịch Việt của ba dịch giả (Hòa thượng Thích Mãn Trực, Đoàn Trung Còn, và Tô Quế) nhưng cả ba bản dịch này đều dựa theo bản chữ Hán Pháp Bảo Đàn Kinh được viết vào thế kỷ thứ XIII gọi là bản Tông Bảo; bản này không khác lắm với bản Đức Dị được in vào năm 1290 tại Nam Hải (Bản Đức Dị đã được du nhập vào Triều Tiên năm 1316 và tất cả bản Pháp Bảo Đàn Kinh bằng tiếng Triều Tiên đều xuất phát từ bản Đức Dị).

Bản Pháp Bảo Đàn Kinh thông dụng nhất hiện nay ở Trung Hoa, Nhật Bản, và Việt Nam chính là bản Tông Bảo được viết vào năm 1291 và được in trong Đại tạng kinh ở đời Minh.

Ngoài những bản vừa kể, ít nhất chúng ta được biết có gần mười bản Pháp Bảo Đàn Kinh khác nhau, ngoài bản xưa nhất tìm được ở động Đôn Hoàng, viết vào khoảng những năm 830-860 (chính là bản tôi dịch- tức tác giả TMG) và ông cho rằng: bản Đôn Hoàng là bản ngắn gọn nhất và chỉ gồm có mười hai ngàn chữ; bản Hưng Thánh Tự gồm mười bốn ngàn chữ; còn những bản khác (bản đời Nguyên và đời Minh) gồm khoảng hai mươi mốt ngàn chữ.

Bản chữ Hàn tôi dịch ở đây được dựa theo bản chữ Hán đã được san định kỹ lưỡng do công phu uyên bác của Giáo sư Philip B.Yampolsky của Đại học Columbia”

Đứng về phương diện khảo cứu ngôn ngữ học, trong mọi trường hợp thảo luận và quyết định về những điểm dị đồng trong những văn bản khác nhau của kinh điển Phật giáo, tiêu chuẩn quyết định vẫn là nội dung giáo lý căn bản; chứ không chỉ thuần túy đứng về mặt khảo sát ngôn ngữ học mà có thể quyết đinh việc san nhuận kinh điển.

Có nắm được căn bản giáo lý của ngài Huệ Năng thì tất cả những vấn đề nan giải về sử học và ngôn ngữ sẽ được giải quyết một cách nghiêm chỉnh.

Nói một cách khác, phải nhìn con người và hành trạng của ngài Huệ Năng, và phải nhìn bản Pháp Bảo Đàn Kinh với cái nhìn của một thiền sư, một người đã được nuôi dưỡng trong truyền thống của Thiền tông, thì mới thấy được những gì mà những người khác, dù là học giả uyên thâm nhất, cũng không có đủ điều kiện tâm linh để nhìn thấy được.

Mục lục:
  1. Lục Tổ Là Người Việt Nam
  2. Pháp Bảo Đàn 1
  3. Pháp Bảo Đàn 2
Người dịch
Thích Mãn Giác
Người đọc
Huy Hồ, Thy Mai
Người gửi
dpa
Tải về
5,142
Xem
5,142
Phát hành
Cập nhật
Điểm
0.00 star(s) 0 ratings

Các tác phẩm khác

  • Chuyện vãng sanh ở Việt Nam - Tập 2
    Chuyện vãng sanh ở Việt Nam - Tập 2
    Tập 2 của các câu chuyện vãng sanh ở Việt Nam do nhóm Liên hữu miền nam đất việt thực hiện
  • Phật ở đâu?
    Phật ở đâu?
    Phim nhân quả, tập Phật ở đâu
  • Đổi nghề
    Đổi nghề
    Phim nhân quả, tập "Đổi nghề"
  • Món chay Vol 12
    Món chay Vol 12
    Cà ri, Chuối sáp kho tiêu, Mắm đậu xào sả, Mì căn nấu thơm, Đậu hũ tay cầm
  • Món chay Vol 11
    Món chay Vol 11
    Gỏi đu đủ thái, Cơm tay cầm, Cháo thập cẩm, Súp mai tuyết nhỉ bào ngư, Đậu hủ xào trần bì
  • Món chay Vol 10
    Món chay Vol 10
    Ram bắp, Đậu hủ chiên lá dứa, Đậu hủ ky khô nướng mè, Xá xíu chay, Mắm thái chay
  • Món chay Vol 09
    Món chay Vol 09
    Đậu hủ xào cần tây, Đậu hủ tìm, Mì căn xào nấm rơm, Súp đông cô chua cay, Mì căn xào lăn
Top