- Tác giả
- Viện Nghiên Cứu PH-VN
Tập Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) gồm 152 kinh tất cả, chia thành 3 tập : tập I, gồm 50 Kinh đầu, tập II gồm 50 Kinh tiếp và tập III, gồm 52 Kinh chót.
Sau khi dịch xong Kinh Trường Bộ (Digha Nikàya), Vu Lan 2516 (23-8-1972), tôi dịch tiếp Kinh Trung Bộ.
Tôi dựa theo nguyên bản Pàli của Hội Pàli Text Society để phiên dịch và dùng ba bản dịch làm tài liệu. Tài liệu thứ nhất là những ghi chú bằng tiếng Anh và chữ Hán, tôi đã tự mình ghi vào bản Pàli, từng chữ, từng hàng, từng trang một, khi tôi theo học bản Pàli này, từ năm 1952 đến năm 1955 tại Hội Dharmaduta Vidhyalaya ở Colombo, Tích Lan, do Ngài Pannananda diễn giảng. Bản tài liệu thứ hai là bản dịch "The Middle Length Sayings" của Cô L. B. Horner, hội Pàli Text Society, một công trình dịch thuật rất chu toàn; và bản thứ ba là bản dịch ra tiếng Nhật của bộ Nam truyền Đại Tạng Kinh. Thỉnh thoảng tôi tham khảo các bản kinh Hán Tạng tương đương nếu thấy cần thiết.
Vấn đề tìm được Hán tự tương đương với chữ Pàli, thật là một vấn đề nan giải. Như biết Pancak Khandha là năm uẩn, Rùpa là Sắc, Vedanà là Thọ, Sannà là Tưởng, Sankhàrà là Hành và Vinnàna là Thức, thời dịch vừa gọn, vừa nhanh. Nhưng nếu gặp những danh từ chưa có chữ Hán tương đương là cả một vấn đề thật khó khăn và nan giải.
Các bài Kinh chữ Hán tương đương trong bộ Trung A Hàm không giúp đỡ được nhiều. Ngài Sanghadeva (Tăng Già Đề Bà) dịch Trung A Hàm vào năm 398 sau kỷ nguyên, nên nhiều danh từ Ngài dùng không được các dịch giả về sau như Ngài Huyền Trang chấp nhận. Như Vedana, Ngài Sanghadeva dịch là Giác, về sau dịch là Thọ; Savitakka, Savicara, Ngài dịch là Hữu giác, Hữu quán, về sau dịch là Hữu tầm, Hữu tứ; Phassa Ngài dịch là Cánh Lạc, về sau dịch là Xúc. Cho nên, bản Hán Tạng nhiều khi tối nghĩa và dễ phát sinh hiểu lầm, nếu chúng ta không có bản Pàli tương đương.
Chúng tôi dịch Kinh Pàli, không vì mục đích muốn ủng hộ hay không muốn ủng hộ một học phái nào, một lập trường nào. Mục đích của chúng tôi chỉ muốn giới thiệu những Kinh điển có thể được xem là nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để người đọc có thể tìm hiểu lời dạy chân chính của đức Phật, khỏi qua ống kính của một học phái nào, dầu là Ấn Độ, Trung Hoa hay Việt Nam. Chúng tôi cũng không có trách nhiệm nêu lên cho độc giả rõ, đoạn nào là nguyên thủy, đoạn nào không phải nguyên thủy. Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, từ mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân, mới có thể tự mình tìm hiểu và thấy đoạn nào là thật sự nguyên thủy. Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm cá nhân là trách nhiệm của người đọc, không phải của người dịch, vì Đạo Phật là Đạo đến để mà thấy chớ không phải Đạo đến để nhờ người thấy hộ, Đạo của người có mắt (Cakkhumato), không phải Đạo của người nhắm mắt; Đạo của người thấy, của người biết (Passato Jànato), không phải là Đạo của người không thấy, không biết (Apassato Ajànato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm.
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật, và vì trách nhiệm ấy chúng tôi đã cố gắng phiên dịch Kinh Tạng Pàli ra Việt ngữ. Chúng ta chỉ cần đọc, cần suy tư chính chắn và rồi chính chúng ta tự ý thức đâu là những lời dạy trung thực của đức Bổn sư chúng ta.
Tỷ kheo Thích Minh Châu
Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1973
Mục lục:
- Kinh Pháp Môn Căn Bổn
- Kinh Tất Cả Lậu Hoặc
- Kinh Thừa Tự Pháp
- Kinh Sợ Hãi và Khiếp Đảm
- Kinh Không Uế Nhiễm
- Kinh Ước Nguyện
- Kinh Ví Dụ Tấm Vải
- Kinh Đoạn Giảm
- Kinh Chánh Tri Kiến
- Kinh Niệm Xứ
- Tiểu Kinh Sư Tử Hống
- Đại Kinh Sư Tử Hống
- Đại Kinh Sư Tử Hống - tiếp theo
- Đại Kinh Khổ Uẩn
- Tiểu Kinh Khổ Uẩn
- Kinh Tư Lượng
- Kinh Tâm Hoang Vu
- Kinh Khu Rừng
- Kinh Mật Hoàn
- Kinh Song Tẩm
- Kinh An Trú Tầm
- Kinh Ví Dụ Cái Cưa
- Kinh Ví Dụ Con Rắn
- Kinh Ví Dụ Con Rắn - tiếp theo
- Kinh Gò Mối
- Kinh Trạm Xe
- Kinh Bẫy Mồi
- Kinh Thành Cầu
- Kinh Thành Cầu - tiếp theo
- Tiểu Kinh Dụ Dấu Chân Voi
- Đại Kinh Dụ Dấu Chân Voi
- Đại Kinh Ví Dụ Lõi Cây
- Tiểu Kinh Ví Dụ Lõi Cây
- Tiểu Kinh Rừng Sừng Bò
- Đại Kinh Rừng Sừng Bò
- Đại Kinh Người Chăn Bò
- Tiểu Kinh Người Chăn Bò
- Tiểu Kinh Saccaka
- Đại Kinh Saccaka
- Đại Kinh Saccaka - tiếp theo
- Tiểu Kinh Đoạn Tận Ái
- Đại Kinh Đoạn Tận Ái
- Đại Kinh Đoạn Tận Ái - tiếp theo
- Đại Kinh Xóm Ngựa
- Tiểu Kinh Xóm Ngựa
- Kinh Saleyyaka
- Kinh Veranjaka
- Đại Kinh Phươong Quảng
- Tiểu Kinh Phương Quảng
- Tiểu Kinh Pháp Hành
- Đại Kinh Pháp Hành
- Kinh Tư Sát
- Kinh Kosambiya
- Kinh Phạm Thiên Cầu Thỉnh
- Kinh Hàng Ma
- Người dịch
- HT Thích Minh Châu
- Người đọc
- Huy Hồ- Tuyết Mai ( Kiên Giang), Kim Phụng