- Tác giả
- Đại sư Ribur Rinpoche
Năm 1997, trung tâm Phật Giáo A Di Đà (Amitabha Buddhist Center) may mắn thọ nhận bài pháp do đại sư Ripur Rinpoche truyền dạy. Đại Sư đến viếng trung tâm Phật Giáo A Di Đà hai lần, lưu lại tổng cộng ba tháng rưỡi, truyền dạy pháp tu Lam – Rim (Bồ Đề Đạo Thứ Luận – nghĩa là đường tu tuần tự giác ngộ) và pháp Lo – Jong (phương pháp chuyển tâm). Cuốn sách nhỏ này ghi lại khoá giảng lần đó.
...
Hai ngàn năm trăm năm về trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành tựu đại giác ngộ và hướng dẫn đường đến giác ngộ cho người khác bước theo. Giáo pháp của đức Phật, có thể giữ gìn sống động cho đến ngày nay là nhờ tấm lòng từ bi và sự nỗ lực của rất nhiều thế hệ hành giả tiếp nối không gián đoạn, đời này nhận pháp từ sư phụ, chuyên tâm tu tập hành trì, rồi truyền lại cho đời sau. Ở Tây Tạng, tinh yếu lời Phật dạy được tóm gọn trong giáo pháp gọi là Lam – rim (Bồ Đề Đạo Thứ Luận), còn gọi là con đường tuần tự giác ngộ, giảng về từng giai đoạn về đường tu giác ngộ.
Giáo pháp Lam – rim chủ yếu chia thành ba giai đoạn, tương ứng với ba loại căn cơ tâm nguyện của người tu theo Phật pháp. Giai đoạn thứ nhất gọi là “bậc sơ căn” [hạ căn], người tu bước vào giai đoạn này khi bắt đầu biết quan tâm đến kiếp sau của mình. Biết quan tâm như vậy là vì hiểu được đời sống hiện tại có tểh chấm dứt bất cứ lúc nào, sau khi chết phần lớn sẽ vào sinh vào cõi ác đạo (súc sinh, ngạ quỷ hay địa ngục), nếu muốn tái sinh vào thiện đạo thì phải quy y Tam Bảo, sống thuận theo nhân quả.
Gia đoạn thứ hai là “căn cơ bậc trung” [trung căn], ở đây người tu phát khởi tâm nguyện muốn vĩnh viễn thoát khỏi sinh tử luân hồi. Quant rọng nhất trong giai đoạn này là tu theo Tứ Diệu Đế: Khổ, nguyên nhân của khổ (nghiệp và phiền não), trạng thái diệt khổ (Niết Bàn), và phương pháp diệt khổ qua ba môn vô lậu học Giới, Định, Tuệ.
Giai đoạn thứ ba là “căn cơ bậc cao”[thượng căn]. Người tu trong giai đoạn này mở rộng con tim, quan tâm đến tất cả cảnh sống của mọi loài chúng sinh. Nhìn thấy chúng sinh không muốn khổ mà cứ phải chịu khổ, muốn an vui mà chẳng lúc nào an vui, vì thấy như vậy nên người tu muốn nhanh đạt giác ngộ viên mãn để sớm có khả năng giúp đỡ chúng sinh. Tâm nguyện vị tha ngày chính là Tâm Bồ Đề.
Tập sách trong tay quý vị gom lại một số bài giảng quý giá từ Ribur Rinpoche, hướng dẫn phương pháp phát Tâm Bồ Đề và phương pháp chuyển tâm, từng bước từng bước một, chuyển tâm vị kỷ chỉ biết có mình thành tâm vị tha biết quan tâm đến người khác. Sách này có được là nhờ sự giúp đỡ của nhiều người: bài giảng của Rinpoche được Fabrizio Pallotti khéo léo thông dịch ra tiếng Anh; nhiều học viên ABC hoan hỉ đánh máy từ băng ghi âm, tôi hiệu đính bản đánh máy nhờ sự giúp đỡ của Doris Low và Risen Koben.
(Trích lời nói đầu)
Mục lục:
- Lời nói đầu; Bảy điểm nhân quả
- Thấy tất cả chúng sanh đều là mẹ của mình
- Hoán chuyển ngã tha
- Cho và nhận
- Tu trong đời sống hằng ngày; Mười một bước phát tâm bồ đề
- Người dịch
- Hồng Như Thubten Munsel
- Người đọc
- Tuấn Anh, Kiều Hạnh