Phù Trợ Người Lâm Chung

Phù Trợ Người Lâm Chung

Tác giả
Dagpo Rinpoche

Đây có thể nói là một chủ đề vừa quen vừa lạ đối với hầu hết chúng ta. Nói là quen, vì có mấy ai trong chúng ta lại chưa từng một lần đối diện với cái chết của một trong những người thân của mình? Hơn thế nữa, còn có điều gì tương đồng và phổ biến đối với tất cả chúng ta hơn là cái chết? Kể từ khi ta mở mắt chào đời, cái chết đã bắt đầu lừng lững tiến dần về phía chúng ta, không thể tránh né, không thể ngăn chặn, cũng không thể làm cho chậm lại... Cứ như thế, tất cả chúng ta đều hoàn toàn bất lực trong sự chờ đợi một sự kiện kinh hoàng không sao tránh khỏi là cái chết.

Thế nhưng cái chết cũng là một sự kiện hoàn toàn xa lạ đối với tất cả chúng ta. Bởi không ai trong chúng ta đã từng tự mình trải nghiệm cái chết! Chúng ta chỉ nhìn thấy người khác chết và được nghe nói về cái chết từ những người... chưa bao giờ chết. Nếu đã thế thì làm sao ta có thể biết được gì về cái chết? Thử hình dung, khi cơ hội đến với ta để thực sự cảm nhận và hiểu biết được đôi điều về cái chết, thì cũng đã không còn cơ hội nào nữa để ta có thể kể lại về những kinh nghiệm tự thân đó cho tất cả mọi người. Ít ra thì điều này cũng là đúng với hầu hết những người bình thường. Và vì thế, mặc dù “cánh cửa tử” là rất gần và có thể mở ra với mỗi chúng ta bất cứ lúc nào, nhưng những gì “bên kia cửa tử” dường như vẫn là một bí ẩn muôn đời đối với những kẻ phàm phu.

Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo. Thiền tông luôn quan niệm sinh tử là việc tối quan trọng của một thiền giả, và chính vì cái “sinh tử sự đại” này mà thiền sư Huyền Giác khi đến tham bái Lục tổ đã chống tích trượng đứng trơ trơ không lễ lạy! Chỉ sau khi giải quyết xong chuyện tối quan trọng này rồi ngài mới chí thành phủ phục lễ bái Tổ sư. Vì thế, có thể nói người tu Thiền không sợ chết, nhưng lại sợ nhất là không hiểu rõ về cái chết. Một khi chưa thấu triệt vấn đề sinh tử, hay nói một cách khác là chưa biết chắc được mình sẽ đi đâu về đâu sau khi chấm dứt cuộc sống này, thì hành giả dù có miên mật công phu đến đâu cũng chưa thể xem là đã nắm chắc được mục tiêu giải thoát.
(Trích lời giới thiệu)

Mục lục:
  1. Lời giới thiệu
  2. Dẫn nhập
  3. Phát khởi tâm nguyện
  4. Tiến trình của hiện tượng chết
  5. Chu kỳ tan rã
  6. Phù trợ người lâm chung
  7. Kinh 11 niệm tưởng phải có
  8. Niệm tưởng thương yêu giúp đỡ
  9. Niệm tưởng tăng trưởng các thiện căn
  10. Các diệu trí vô thượng lúc cận tử
  11. Quán đại bi
  12. Niệm tưởng vô chấp
  13. Phật tại tâm
Người dịch
Diệu Hạnh Giao Trinh
Người đọc
Huy Hồ, Thy Mai, Kim Phượng, Kiều Hạnh
Người gửi
dpa
Tải về
2,217
Xem
3,116
Phát hành
Cập nhật
Điểm
0.00 star(s) 0 ratings

Các tác phẩm khác

  • Chuyện vãng sanh ở Việt Nam - Tập 2
    Chuyện vãng sanh ở Việt Nam - Tập 2
    Tập 2 của các câu chuyện vãng sanh ở Việt Nam do nhóm Liên hữu miền nam đất việt thực hiện
  • Phật ở đâu?
    Phật ở đâu?
    Phim nhân quả, tập Phật ở đâu
  • Đổi nghề
    Đổi nghề
    Phim nhân quả, tập "Đổi nghề"
  • Món chay Vol 12
    Món chay Vol 12
    Cà ri, Chuối sáp kho tiêu, Mắm đậu xào sả, Mì căn nấu thơm, Đậu hũ tay cầm
  • Món chay Vol 11
    Món chay Vol 11
    Gỏi đu đủ thái, Cơm tay cầm, Cháo thập cẩm, Súp mai tuyết nhỉ bào ngư, Đậu hủ xào trần bì
  • Món chay Vol 10
    Món chay Vol 10
    Ram bắp, Đậu hủ chiên lá dứa, Đậu hủ ky khô nướng mè, Xá xíu chay, Mắm thái chay
  • Món chay Vol 09
    Món chay Vol 09
    Đậu hủ xào cần tây, Đậu hủ tìm, Mì căn xào nấm rơm, Súp đông cô chua cay, Mì căn xào lăn
Top