Ba Luận Thư này thuộc Tam luận Tông, Phật giáo Đại-thừa, nằm trong Tập 30, Đại Tạng kinh chữ Hán, gồm có :
1. Trung Luận (4 quyển)
2.Thập Nhị Môn Luận (1 quyển)
3. Bách Luận (2 quyển)
(20 Phẩm x 5 kệ tụng = 100 Luận điểm)
Hai Luận Thư đầu của Tổ Long Thọ (Nagaijuna); còn luận thư sau cùng là của Ngài Thánh Thiên (Arya-Deva).
Thời gian đầu, các nhà Phật giáo Đại-thừa xếp ba Luận Thư trên vào trường phái Tam Luận Tông. Sau đó, Tổ Long Thọ biên soạn thêm Bộ Đại Trí Độ Luận, thì lại gọi là Tứ Luận Tông.
Theo sự nhận định của chúng tôi, thì bất kể Luận Thư gì, dù dịch là Thắng Pháp, Vô Tỷ Pháp, Đối Pháp hay Khoa Học*1 chăng nữ nhưng nếu không có Trí Tuệ Vô Lậu siêu việt, thì cũng chỉ là Thế Trí Biện Thông và tư biện, nghĩa là bằng sự hùng biện của người thế tục có trí thông minh; và tư duy biện luận có hệ thống của Triết học Tây phưong mà thôi. Theo Phật giáo thì phải có tu dưỡng thân tâm qua pháp môn Tam Vô Lậu Học (Giới, Định, Tuệ) thì mới đạt được trí tuệ thực nghiệm đó. Lúc đó chúng ta sẽ bàn tới mục đích chung của Luận thư Phật giáo:
- Đối nội : Nghiên chân, hạch ngụy;
- Đối ngoại : Hiển chính, tồi tà.
Tất cả đều hướng tới Giác Ngộ và Giải Thoát cho mình và người. Tuy nhiên, mục đích chung nói trên cần phải được thuyết minh riêng từng điểm.
(Trích lời dịch tam luận)
Mục lục:
- Lời dịch Tam Luận, Việt dịch Trung Luận
- Phẩm 1 Nhân Duyên
- Phẩm 2 - 3 Phẩm Đi và Phẩm Đến, Phẩm sáu giác quan
- Phẩm 4 - 6 Năm Ấm, Sáu Đại, Sự nhiễm dục VS Người nhiễm dục
- Phẩm 7 Ba Tướng
- Phẩm 8 - 10 Người làm và việc làm, Lửa cháy và nhiên liệu
- Phẩm 11 - 14 Bản thể đầu tiên, Thành hợp
- Phẩm 15 - 17 Có và không, Nghiệp quả
- Phẩm 18 - 19 Ngã, Thời gian
- Phẩm 20 - 21 Nhân quả, Thành hoại
- Phẩm 22 - 24 Như lai, Bốn sự thật
- Phẩm 25 - 27 Niết bàn, Tà kiến
- Nhận xét môn Nhân duyên, Có quả không quả
- Nhận xét môn duyên Tướng trạng, Có tướng và không có tướng, Một và khác
- Nhận xét môn Có và không, Ba thời nhân quả, Sinh ra
- Bách luận, Xả bỏ tội phúc
- Phá chấp thần ngã, Phá chấp một
- Phá chấp khác, Phá chấp căn
- Phá chấp đối tượng, Phá chấp trong nhân có quả và không có quả
- Phá chấp thường, Phá chấp không
- Nhà xuất bản
- DPA
- Người dịch
- Sa Môn Thích Đức Nghiệp
- Người đọc
- Huy Hồ, Thy Mai, Tuấn Anh, Ngọc Mỹ