- Tác giả
- Thiền sư Lai Quả
Đức Phật ngộ đạo ở Tuyết Sơn xong, Ngài khai diễn chân kinh của ngũ thời bát giáo Tổ Ca Diếp kế thừa được truyền tâm ở núi Linh Thứu để ấn định tông thể của 28 vị Tổ Ấn Độ, 6 vị Tổ Trung Hoa. Tổ Đạt Ma ở Thiếu Lâm phó pháp cho Nhị Tổ, Lục Tổ Đại Giám ở Tào Khê ngưng truyền y. Các Tổ nối nhau ứng hóa đều và vâng lời dạy của Phật “Tự hành hóa tha” được coi là chánh hạnh.
Mừng thay! Đức Như Lai là giáo chủ của trời người, là cha lành của bốn loại, là đại sư của ba cõi, cũng như quốc chủ là vị vua trị nước, trị dân, thì Đức Phật là vị chủ cứu người, cứu tâm.
Có người gặp hoàn cảnh lôi cuốn thân làm điều ác, ta phải mau tìm cách khuyên can dìu dắt họ cải tà qui chánh. Có người tâm bị nhiễm điều ác, ta phải gấp dùng đạo “Phản vọng quy chân” cứu giúp họ. Đây là Phật dạy Tăng Sĩ phải làm hết thiên chức độ người.
Cứu thế chẳng gì bằng cứu người. Cứu người, chẳng gì bằng cứu tâm. Pháp cứu tâm là đại pháp căn bản như rút củi dưới đáy nồi. Sao vậy? Thế giới thiện do người thiện. Người thiện do tâm thiện. Tâm thiện thì xưa nay cho đến đời sau, chỗ này nơi khác được gọi là thế giới thiện khắp cả mười phương. Vậy cái thiện của thế giới chỉ thẳng vào tâm thiện. Tâm này tuy thiện mà thật ra chưa tận thiện. Vì sao? Vì tâm là bổn nghiệp của hư không, đại địa, tâm là trung tâm của thiên đường, địa ngục, tâm là chỗ vui của phú quý công danh, tâm là chỗ lo của nghèo cùng hèn hạ. Tâm thiện thì cảm trụ ở chỗ thiện, tâm ác thì cảm sanh ở chỗ ác. Do đây mà qua lại không ngừng trong hai đường thiện ác. Người đời nhận lầm tâm là ta cho nên bị mê luân hồi, không biết đường trở lại. Sự lầm lẫn lớn lao như thế là lỗi tại tâm.
(Trích tham thiền)
Mục lục:
- Tham thiền
- Ưng có điều có
- Sợ động
- Tế hạnh
- Thật tốt
- Đi về tục gia
- Thế gian nghi
- Chán nghe pháp
- Kiên cố-Phát tâm rộng lớn
- Người dịch
- HT Thích Duy Lực
- Người đọc
- Chiếu Thành, Thy Mai, Huy Hồ, Tuấn Anh, K Phượng, Ngọc Minh