- Tác giả
- HT Thích Thanh Từ, Ht Thích Minh Huệ, Ht Thích Phước Sơn, Minh Chi, Lệ Nghĩa, Thế Đăng, Văn Lệ
Mỗi dân tộc luôn có những điểm son quá khứ để mà hãnh điện. Đó là một thông lệ tất yếu. Dân tộc ta cũng không ra ngoài thông lệ ấy. Mỗi lần lật lại trang sử vẻ vang của đời Trần, chúng ta không xiết cảm động và khâm phục các vua Trần đã cố kết được lòng dân, đoàn kết mọi người, vua tôi hòa hợp, quyết tâm bảo vệ mảnh giang sơn cẩm tú, đã ba lần oanh liệt chiến thắng quân Nguyên Mông xâm lược, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Hòa nhập vào vận hội thăng hoa của đất nước, những người Phật tử Việt Nam đã biết vận dụng sức mạnh tâm linh của Phật Giáo, nâng Phật Giáo Việt Nam lên ngang tầm thời đại. Trong đó phải kể đến ngọn đuốc sáng thiền học Việt Nam Trần Thái Tông, một người hành xử viên đung cả đời lẫn đạo. Tiếp nối ánh tuệ đăng uý là vị Bồ tát tại gia - Tuệ Trung Thượng Sĩ - một tâm hồn siêu thoát, có thể hòa ánh sáng của mình trong cuộc đời bụi bặm. Và ông đã trao lại tinh hoa Phật học của mình cho người học trò xuất sắc - vừa thân tình, vừa có tình cốt nhục - là Trần Nhân Tông. Trần Nhân Tông càng tỏ ra xứng đáng là một vì vua anh hùng dân tộc, một vị Sáng tổ, từng khai sáng phái thiền Trúc Lâm Yên Tử, có tính chất độc lập, thông nhất, mang bản sắc đặc thù Việt Nam. Do đó, nhân dân đã tặng ông đanh hiệu Giác Hoàng Điều Ngự. Kế thừa ngôi Tổ vị thứ hai của thiền phái này là Pháp Loa, một con người chứa sẵn túc duyên từ tấm bé đã ứng cơ hợp đạo, và suốt đời tận tụy với sự nghiệp hoằng dương chánh pháp cho đến hơi thở cuối cùng. Sau khi Thiền sư viên tịch, ngọn đèn Tổ lại được trao cho Huyền Quang, một vị Trạng nguyên bác học, một nhà Phật học uyên thâm, và một thi sĩ tài hoa phóng khoáng.
Tất cả những dữ kiện tiêu biểu, những giá trị đã đặc biệt - nói chung là những nét độc đáo của Thiền Học Đời Trần - lược kể trên đây, đã được hai ban (Phật giáo Việt Nam và Phật học chuyên luôn, thuộc Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam) nỗ lực tìm hiểu và cố gắng giới thiệu tổng quát trong tập Thiền Học Đời Trần này. Quý độc giả từng trân trọng những di sản cao quý của cha ông, thiết tha với tiền đồ của dân tộc, có thể sẽ tìm thấy và chia xẻ đôi điều mà quyển sách nhỏ này muốn bày tỏ.
(Trích lời giới thiệu)
Mục lục:
- Lời giới thiệu
- Tinh thần siêu phóng của Tuệ Trung Thượng Sỹ
- Thiền trúc lâm qua vấn đáp
- Vài nét đặc thù của TS Pháp Loa, Nghi vấn về thiền sư Huyền Quang.
- Nhận định những ưu khuyết của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
- Những đóng góp cho PG của TS Pháp Loa, TS Huyền Quang- một nhà thơ lớn
- Trần Thái Tông đời đạo lưỡng toàn, Trúc Lâm sơ tổ
- Nhị tổ Pháp Loa, Tam tổ Huyền Quang
- Nguyên nhân làm hưng thịnh các triều đầu đời Trần
- Đặc trưng Phật giáo đầu đời Trần
- Bàn về cảnh giới giác ngộ của Trần Thái Tông
- Bàn về sắc thái đặc biệt thiền T-T Tông và PG đời Trần, Giá trị Thiền Tông Chỉ Nam Tự
- Con người Tuệ Trung Thượng Sỹ
- PG đời Trần ( hay là nguyên nhân sâu xa chiến thắng quân Nguyên Mông)
- Vài ý kiến đóng góp phần tổng kết PG đời Trần
- Ý nghĩa tích cực của đời sống trong cái nhìn của các Thiền Sư đời Trần
- Trần Nhân Tông và dòng thiền Trúc Lâm
- Tìm hiểu nguyên nhân phát triển đạo Phật đời Trần
- Nhà xuất bản
- DPA
- Người đọc
- Huy Hồ, Thy Mai, Ngọc Mỹ, Tuấn Anh, Tâm Hiếu, Ngọc Châu, Thùy Tiên, Thanh Hồng, Phú