- Tác giả
- Đại Sư Tỉnh Am- HT. Tuyên Hóa lược giảng
Phát bồ đề tâm văn là một bài văn rất ngắn, nhưng nội dung của bài văn này, bất cứ người học Phật nào cũng phải nằm lòng, không những vậy mà phải đời đời khắc cốt ghi tâm. Chúng tôi trong những ngày đầu tiên chập chững bước đi trên con đường đạo, may mắn đã đọc được bài văn này. Nếu không có bài văn này có lẽ chúng tôi đã bị dòng thác cuộc đời kéo phăng đi mất. Vậy bài văn này nội dụng nói gì ? Văn chỉ cho ta thế nào là tâm phàm phu thế nào là tâm Phật. Thế nào là chưa phát bồ đề tâm, làm thế nào để phát tâm bồ đề. Đâu là tà, chánh, chân, ngụy, đại, tiểu, thiên viên ? Phát Bồ đề tâm là căn bản của việc học Phật, nhưng Bồ đề là gì, Bồ đề tâm là thế nào, phát Bồ đề tâm cách nào, cả ba câu hỏi ấy vẫn cần phải giải thích.
Ta hãy thử nghe Ngài nói: Tôi từng nghe, cửa chính yếu để nhập đạo thì sự phát tâm đứng đầu, việc khẩn cấp để tu hành thì sự lập nguyện đứng trước. Nguyện lập thì chúng sanh độ nổi, tâm phát thì Phật đạo thành được. Cái tâm quảng đại không phát, cái nguyện kiên cố chẳng lập, thì dẫu trải qua đời kiếp nhiều như cát bụi, cũng y nhiên vẫn ở trong phạm vi luân hồi. Tu hành dẫu có, cũng toàn là lao nhọc, khổ sở một cách vô ích. Do đó mà Kinh Hoa nghiêm đã nói, quên mất tâm Bồ đề mà tu hành các thiện pháp thì gọi là hành động theo ma vương. Quên mất còn thế, huống chi chưa phát. Nên muốn học Như Lai thừa thì trước phải phát Bồ đề nguyện, không thể chậm trễ.
(Trích lời tựa)
Mục lục:
- 01. Lời Tựa - Văn Khuyến Phát Bồ Đề Tâm - Phần Tự
- 02. Phần Tự - Tiếp theo
- 03. Phần Chánh Tông - Nhớ Ơn Nặng Của Phật
- 04. Nhớ Ơn Cha Mẹ - Nhớ Ơn Sư Trưởng
- 05. Nhớ Ơn Thí Chủ - Nhớ Ơn Chúng Sanh
- 06. Nhớ Sanh Tử Khổ
- 07. Nhớ Sanh Tử Khổ - Tiếp theo
- 08. Tôn Trọng Tánh Linh Của Mình - Sám Hối Nghiệp Chướng
- 09. Làm Cho Chánh Pháp Tồn Tại Lâu Dài
- 10. Phần Lưu Thông
- 11. Phụ Lục - Đại Sư Tỉnh Am - Sơ Lược Về HT. Tuyên Hóa
- Nhà xuất bản
- DPA
- Người dịch
- Vạn Phật Thánh Thành
- Người đọc
- Huy Hồ, Tuấn Anh, Thy Mai, Hùng Thanh, Ngọc Châu