- Tác giả
- Hán dịch: Nhà Đường, Tam Tạng Pháp Sư Bồ đề Lưu Chi
Trong khế kinh, Đức Phật nói: "Chỉ vì một đại sự nhơn duyên mà Đức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật”.
Lời Đức Phật thật đơn giản, mà ý nghĩa thật tột cùng sâu rộng. Trong lời đó có nghĩa cứu cánh bình đẳng. Phật và chúng sanh không có sai khác. Còn có nghĩa là hiện tại mỗi chúng sanh đều có đủ tánh đức đồng như Phật. Cũng có nghĩa là nếu chúng sanh có lòng tin thanh tịnh, y giáo phụng hành thì quyết sẽ thành Phật, như trong Đại thừa Kinh thường có câu, chính Đức Phật dạy: "Các người là Phật sẽ thành, còn chư Phật là Phật đã thành”.
Vì thấy rõ tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật nên Đức Phật ra đời, dùng thân khẩu truyền cho đời những phương cách, nhập pháp môn làm điều kiện cụ thể để bước lên đường Phật, để rồi đến quả Phật. Những phương pháp cụ thể đó gọi là Phật Pháp.
Vì các chúng sanh căn không đồng nhau, tánh không đồng nhau, ý thích cùng sự mong muốn v.v... cũng không đồng nhau, nên Đức Phật phải theo cơ mà dạy rất nhiều pháp môn, nên phải dùng từ "Vô lượng pháp môn”.
Dầu là vô lượng nhưng nếu mỗi chúng sanh y theo một pháp môn, đúng với tâm tánh thích muốn của chính mình rồi, quyết tâm hiểu rõ hành trì thật đúng thật bền, thật sâu, thì nhất định đạt thành đạo quả.
Như trên nói: “Mọi chúng sanh đều có đủ đức tánh đồng như Phật chỉ vì điên đảo vọng tưởng hư vọng phân biệt, dục tham phiền não che chướng nên những tánh đức trong sáng sẵn có ấy không hiện thật”.
Tất cả pháp môn của Đức Phật dạy, những phương pháp mà Đức Phật lúc hành đạo đã thật hành, đã hiểu rõ, đã kinh nghiệm và do đó đã đạt kết quả cứu cánh, nay đem truyền dạy lại cho mọi người, đều nhằm vào việc phải trừ những đảo tưởng phân biệt, dục tham phiền não, để cho tánh đức sẵn có phát hiện tác dụng. Vì đó là sẵn có nên Đức Phật tự nói: "Ta không có một chút pháp gì để thành Vô thượng Bồ đề cả”. Phật pháp là phương tiện đưa người vào đạo, là liều thuốc chữa trị bịnh hư vọng phiền não, là cách thức rửa lau những đảo tưởng như lau bụi trên mặt gương, mà tuyệt đối không có chút gì là có, là được, vì đạo là tánh đức sẵn đủ vậy.
Phật pháp vô lượng môn cô đọng lại trong ba môn vô lậu: Giới, Định và Huệ. Vô lậu giới để phòng ngừa, để ngăn đảo vọng. Vô lậu định để chận đứng, để đối trừ "đảo vọng”. Vô lậu huệ dứt sạch đảo vọng. Và tùy theo giai đoạn mà đảo vọng từng phần được dứt trừ, thì tánh đức sẵn có của hành giả cũng từng phần thể hiện, đó là các bực Hiền, các bực Thánh, các bực Bồ tát. Cho đến lúc tất cả đảo vọng sạch trọn vẹn, thì tánh đức thể hiện trọn vẹn, đó là quả Phật, là thành Phật.
Trong bộ Kinh Đại Bảo Tích này, nội dung không ngoài những điều đã nêu ở trên, dầu là rất nhiều, rất rộng.
Trong thập niên năm mươi, tôi được đọc tụng bộ Kinh này từ bổn sách của Bắc bộ Việt Nam ta, bổn Hán văn, tôi đã có hoài bão phiên dịch ra Việt văn để được thông dụng theo thời đại.
Mãi đến năm 1979 mới hoàn thành bộ Việt văn, và đến nay ngót mười năm mới có đủ duyên để được đem ra ấn hành lần đầu tiên. Mong rằng sự ấn loát và lưu hành đều tốt đẹp như ý muốn.
Cầu nguyện tất cả mọi người, mọi thí chủ, hoặc thiện chí hoặc công sức hoặc tịnh tài, đều tròn đầy phước lạc.
(Trích lời dịch giả)
Mục lục:
- Pháp Hội Di Lặc Bồ Tát Vấn Bát Pháp
- Pháp Hội Di Lặc Bồ Tát Sở Vấn
- Pháp Hội Phổ Minh Bồ Tát phần 1
- Pháp Hội Phổ Minh Bồ Tát phần 2
- Pháp Hội Bữu Lương Tụ Phẩm Sa Môn
- Pháp Hội Bữu Lương Tụ Phẩm Tỳ Kheo và Phẩm Chiên Đà La Sa Môn
- Pháp Hội Bữu Lương Tụ Phẩm Doanh Sự Tỳ Kheo va Phẩm A Lan Nhã
- Pháp Hội Bữu Lương Tụ Phẩm Tỳ Kheo Khất Thực và Phẩm Phấn Tảo Y
- Pháp Hội Vô Tận Huệ Bồ Tát
- Pháp Hội Văn Thù Thuyết Bát Nhã phần 1
- Pháp Hội Văn Thù Thuyết Bát Nhã phần 2
- Pháp Hội Bửu Kế Bồ Tát phần 1
- Pháp Hội Bửu Kế Bồ Tát phần 2
- Pháp Hội Bửu Kế Bồ Tát phần 3
- Pháp Hội Bửu Kế Bồ Tát phần 4
- Pháp Hội Bửu Kế Bồ Tát phần 5
- Pháp Hội Thắng Man Phu Nhân phần 1
- Pháp Hội Thắng Man Phu Nhân phần 2
- Pháp Hội Quảng Bát Tiên Nhơn phần 1
- Pháp Hội Quảng Bát Tiên Nhơn phần 2
- Pháp Hội Nhập Phật Cảnh Giới Trí Quang Minh Trang Nghiêm phần 1
- Pháp Hội Nhập Phật Cảnh Giới Trí Quang Minh Trang Nghiêm phần 2
- Pháp Hội Nhập Phật Cảnh Giới Trí Quang Minh Trang Nghiêm phần 3
- Pháp Hội Tự Tại Vương Bồ Tát phần 1
- Pháp Hội Tự Tại Vương Bồ Tát phần 2
- Pháp Hội Tự Tại Vương Bồ Tát phần 3
- Pháp Hội Tự Tại Vương Bồ Tát phần 4
- Pháp Hội Tự Tại Vương Bồ Tát phần 5
- Pháp Hội Tự Tại Vương Bồ Tát phần 6
- Pháp Hội Tự Tại Vương Bồ Tát phần 7
- Pháp Hội Tự Tại Vương Bồ Tát phần 8
- Người dịch
- HT Thích Trí Tịnh
- Người đọc
- Huy Hồ, Đức Uy, Thy Mai, Kim Phụng, Kim Phượng, Thanh Thuyết