(" ... Bộ Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam ra đời lần này là kết tinh từ các bậc Tổ sư, các bậc chân tu thật học, nhiều thế hệ dịch giả, nhà nghiên cứu... Hình ảnh các Ngài an nhẫn, kiên định, tận tụy, cần mẫn dịch từng trang kinh, chọn lựa từng chữ, cân nhắc từng thuật ngữ Phật học, đối khảo các bản dịch, bổ sung từng cước chú, nhuận sắc từng dấu chấm phẩy, để đảm bảo “văn nghĩa đầy đủ” một cách tốt đẹp nhất, luôn là nguồn động lực khích lệ cho các thế hệ Tăng Ni và Phật tử tiếp bước noi theo.
Hơn bảy thập niên trôi qua, các nhà phiên dịch Tam tạng ngày đêm âm thầm làm việc, đã đóng góp vào kho tàng văn học Phật giáo, tạo nên bản sắc văn hóa tâm linh Phật giáo Việt Nam, làm cho Pháp bảo được lưu bố ở nhân gian, công đức ấy đang ẩn tàng trong từng con chữ, trong số nhiều chục triệu con chữ của ấn bản Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam lần này thật bất khả tư nghì.
Việc phiên dịch và ấn hành Pháp bảo này thành tựu còn được sự yểm trợ, ủng hộ nhiệt tình của chư Tôn đức Tăng Ni và các mạnh thường quân cư sĩ Phật tử trong và ngoài nước, từ quá khứ đến hiện tại. Xin thành kính tri ân công đức của quý liệt vị.
Thành kính cúng dâng ấn phẩm Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam này lên mười phương chư Phật, chư Tôn Bồ-tát, liệt vị Tổ sư, chư vị Tôn đức dịch giả và hiện tiền chư Tôn đức Giáo phẩm chứng minh. Thành tâm hồi hướng công đức, nguyện cầu Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển, quốc thái dân an, pháp giới hữu tình ân triêm lợi lạc.

Vesak Liên Hợp Quốc, PL.2563 – DL.2019
Hòa thượng THÍCH GIÁC TOÀN
(Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam)")

(" ... Chính kinh Đại Bát Niết Bàn, có ghi rằng, dầu chúng ta có nghe vị Tỷ kheo nào nói tự thân nghe đức Phật, tự thân nghe các vị Thượng Tọa, Thủ Chúng, v.v… nói như vậy là Pháp, như vậy là Luật, đức Phật khuyên cũng không được tán thán, đả kích, chấp thuận, hay từ bỏ ngay, mà phải so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, có phù hợp mới được chấp nhận, không phù hợp thời phải từ bỏ. Đạo Phật đòi hỏi sự nhận xét, tìm hiểu, suy tư cá nhân rất nhiều. Nhưng chúng ta chỉ có thể nhận xét, tìm hiểu, suy tư khi chúng ta được đọc những lời dạy nguyên thỉ nhất hay gần nguyên thỉ nhất của đức Phật. Đó là nguyên nhân và động lực khiến tôi phải lo dịch và in bản Trường Bộ Kinh này.

Trích Lời Giới Thiệu, Trường Bộ Kinh, Tập III (1972), của HT Thích Minh Châu")
Nhà xuất bản
Tôn Giáo
Người dịch
HT Thích Minh Châu
Người đọc
Tịnh Pháp
  • Like
Reactions: dpa
Người gửi
dieuphapam
Tải về
970
Xem
3,958
Phát hành
Cập nhật
Điểm
0.00 star(s) 0 ratings

Các tác phẩm khác

Top