- Tác giả
- Hán dịch: Tam Tạng Huyền Trang
Duy Thức là duy cái biết, do cái biết, hoặc y nơi cái biết (bỉ y thức sở biết).
Muôn sự muôn vật không tự hiện hữu, chỉ hiện hữu khi đủ duyên, chỉ hiện hữu giữa mối quan hệ, lớp này lớp khác trùng trùng vô tận, một làm duyên cho tất cả, tất cả duy một, tất cả làm duyên cho một, một duy tất cả. Do cái này có nên cái kia có, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này không nên cái kia không, cái này diệt nên cái kia diệt. Như thế là duyên khởi, y tha khởi. Trong đó nếu nói duy thì cái nào cũng duy được hết, duy sắc, duy hương, duy vô minh, duy căn, duy trần v.v... như Cổ đức nói: "Nhất sắc nhất hương, vô phi trung đạo". Ngài Thiên Thai Trí Giả nói: "Tùy niêm nhất pháp, giai thị pháp giới". (Bất cứ đưa ra một pháp nào, pháp đó đều là pháp giới muôn pháp).
Thức là một trong hết thảy pháp, nhưng thức có năng lực đặc biệt biết được cái khác và tự biết được mình, nó là chủ lực ở ngay trong mỗi mỗi chúng sanh. Chính cái biết này làm cho các pháp trong đồng nhất tính duyên khởi, vô danh vô tướng, vô thỉ vô chung, vô trung vô biên ( không trong không ngoài) nổi lên thiên hình vạn trạng, rồi mê muội chạy theo giả tướng thiên hình vạn trạng đó mà đắm trước, tạo nghiệp, buộc ràng theo nó, gây nên khổ đau.
Lại, "Duy có nghĩa là giản biệt, ngăn không có ngoại cảnh; Thức có nghĩa là liễu giải, biểu thị có nội tâm".
Nói Duy thức chính là đưa ra lời khai thị, thức tỉnh người ta hãy tự giác, hãy quán tâm mình, nhìn lại cái năng lực thiên biến vạn hóa ở ngay trong mình để gạn lọc nó, trau dồi nó, sửa chữa nó phải biến hóa như thế nào để chỉ đem lại lợi lạc, chứ đừng gây ra đau khổ.
Đến khi đã chuyển được tám thức thành bốn trí, sáng suốt hoàn toàn, lý trí nhất như, sắc tâm bất nhị, không còn lấy sắc làm sắc, lấy tâm làm tâm, được tự tại không còn vướng mắc, sợ hãi, thì bấy giờ không cần duy, không cần thức, hay cần duy gì cũng được, vô ngại.
Lý Duy thức tiềm ẩn trong lời Phật rải rác ở các kinh, Bồ tát Thế Thân dùng lý đó viết thành luận, đó là do Lý thành Giáo, nên gọi là Thành Duy thức. Ngược lại cũng chính do luận của ngài Thế Thân mà lý Duy thức được phát huy thành lập, đó là do Giáo thành Lý, nên gọi là Thành Duy thức. Lại mười vị Đại luận sư giải thích văn 30 bài tụng Duy thức của ngài Thế Thân tạo thành bộ luận Duy thức. Đó là do Giáo thành Giáo, nên gọi là Thành Duy thức.
Thành Duy thức cũng gọi là Tịnh Duy thức, vì bộ luận này giảng giải rõ ràng rốt ráo đạo lý Duy thức.
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang sau khi du học Ấn Độ mang về Trung Hoa (602 - 644), rút lấy lời giải của mười vị Đại luận sư dồn lại và dịch ra thành bộ luận Thành Duy Thức mười cuốn, lưu truyền đến nay.
(Nghĩa chữ Thành Duy Thức)
Mục lục:
- Lời tựa
- Luận Thành Duy Thức
- Luận Thành Duy Thức (tt)
- Phá Các Thừa Giáo Chấp Pháp
- Phá Các Thừa Giáo Chấp Pháp (tt)
- Thức Biến Hiện Thứ Nhất 1
- Thức Biến Hiện Thứ Nhất 2
- Thức Biến Hiện Thứ Nhất 3
- Chứng Minh Có Thức Thứ Tám 1
- Chứng Minh Có Thức Thứ Tám 2
- Chứng Minh Có Thức Thứ Tám 3
- Thức Biến Hiện Thứ Hai 1
- Thức Biến Hiện Thứ Hai 2
- Thức Biến Hiện Thứ Hai 3
- Thức Biến Hiện Thứ Hai 4
- Thức Biến Hiện Thứ Ba 1
- Thức Biến Hiện Thứ Ba 2
- Thức Biến Hiện Thứ Ba 3
- Thức Biến Hiện Thứ Ba 4
- Thức Biến Hiện Thứ Ba 5
- Thức Biến Hiện Thứ Ba 6
- Thức Biến Hiện Thứ Ba 7
- Thức Biến Hiện Thứ Ba 8
- Dựa 15 Y Xứ Lập Mười Nhân
- Giải Thích Vấn Nạn
- Ba Tự Tánh
- Ba Vô Tánh
- Thông Đạt Vị 1
- Thông Đạt Vị 2
- Thông Đạt Vị 3
- Cứu Cánh Vị
- Chú Thích 1
- Chú Thích 2
- Chú Thích 3
- Chú Thích 4
- Phụ Lục 3 – Ba Mươi Bài Tụng Việt Ngữ
- Nhà xuất bản
- HT Thích Thiện Siêu
- Người dịch
- HT Thích Thiện Siêu
- Người đọc
- Thy Mai, Huy Hồ, Kiều Hạnh, Kim Phượng