Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật đến Bà-kì-sấu, ở trong núi Ngạc rừng Bố, vườn Lộc dã[2].
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lê Tử nói với các thầy Tỳ-kheo:
“Này chư Hiền, thế gian có bốn hạng người. Những gì là bốn? Hoặc có một hạng người bên trong thật có ô uế[3] mà không tự biết, không biết như thật bên trong có ô uế. Hoặc có một hạng người bên trong thật có ô uế nhưng tự biết, biết như thật bên trong có ô uế. Hoặc có một hạng người bên trong thật không có ô uế mà không tự biết, không tự biết bên trong thật không có ô uế. Hoặc có một hạng người bên trong thật không có ô uế và tự biết, biết như thật bên trong thật không có ô uế.
“Chư Hiền, nếu một người bên trong thật có ô uế mà không tự biết, không biết như thật bên trong có ô uế, thì trong loài người, người này là tối hạ tiện.
Nếu một người bên trong thật có ô uế nhưng tự biết như thật, biết như thật bên trong thật có ô uế, thì trong loài người, người này là tối thắng. Nếu có một người bên trong thật không có ô uế mà không tự biết, không biết như thật bên trong thật không có ô uế, thì trong loài người, người này là tối hạ tiện.
Nếu có một người bên trong thật không có ô uế mà tự biết, biết như thật bên trong thật không có ô uế, thì trong loài người, người này là tối thắng”.
Lúc ấy, có một thầy Tỳ-kheo[4] liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo vai phải, chắp tay hướng về Tôn giả Xá-lê Tử bạch rằng:
“Bạch Tôn giả Xá-lê Tử, vì nhân gì, duyên gì mà hai hạng người trước đều có ô uế, tâm ô uế, mà một người được nói là tối hạ tiện và một người được coi là tối thắng? Và do nhân gì, duyên gì mà hai hạng người sau không có ô uế, không làm ô uế tâm, nhưng một người được nói là tối hạ tiện và một người được coi là tối thắng?”
(Trích Kinh Uế Phẩm)
Mục lục:
- Phẩm 8 Kinh Niệm Thân
- Phẩm 8 Kinh Chi Ly Di Lê; Trưởng Lão Thượng Tôn Thụy Miên
- Phẩm 8 Kinh Vô Thích; Kinh Chân Nhân
- Phẩm 8 Kinh Thuyết Xứ
- Phẩm 8 Kinh Thuyết Xứ tiếp theo
- Phẩm 9 Kinh Uế Phẩm
- Phẩm 9 Kinh Cầu Pháp
- Phẩm 9 Kinh Tỳ Kheo Thỉnh; Kinh Tri Pháp
- Phẩm 9 Kinh Chu Na Vấn Kiến; Kinh Thanh Bạch Liên Hoa Dụ
- Phẩm 9 Kinh Thủy Tịnh Phạm Chí; K Hắc Tỳ Kheo; K Trụ Pháp; K Vô
- Phẩm 10 Kinh Đại Nhân
- Phẩm 10 Kinh Đại Nhân tiếp theo
- Phẩm 10 Kinh Niệm Xứ
- Phẩm 10 Kinh Khố Ấm1
- Phẩm 10 Kinh Khố Ấm2
- Phẩm 10 Kinh Tăng Thượng Tâm; Kinh Niệm
- Phẩm 10 Kinh Sư Tử Hống
- Phẩm 10 Kinh Ưu Đàm Bà La
- Phẩm 10 Kinh Ưu Đàm Bà La tiếp theo
- Phẩm 10 Kinh Nguyện; Kinh Tưởng
- Phẩm 11 Kinh Lâm; Kinh Tự Quán Tâm
- Phẩm 11 Kinh Đạt Phẩm Hạnh
- Phẩm 11 Kinh A Nô Ba
- Phẩm 11 Kinh Chư Pháp Môn; K Ưu Đà La; Kinh Mật Hoàn Dụ
- Phẩm 11 Kinh Cù Đàm Di
- Phẩm 12 Kinh Nhu Nhuyến; K Long Tượng; K Thuyết Xứ
- Phẩm 12 Kinh Thuyết Vô Thường; K Thỉnh Tỉnh; K Chiêm Ba
- Phẩm 12 Kinh Sa Môn Thị Thập Ức
- Phẩm 12 Kinh Bát Nạn; K Bần Cùng; K Hành Dục
- Phẩm 12 Kinh Phước Điền; K Ưu Bà Tắc
- Phẩm 12 Kinh Oán Gia; Kinh Giáo Đàm Di
- Phẩm 12 Kinh Hàng Ma
- Phẩm 12 Kinh Lại Tra Hòa La
- Phẩm 12 Kinh Lại Tra Hòa La tiếp theo
- Phẩm 12 Kinh Ưu Ba Ly
- Phẩm 12 Kinh Ưu Ba Ly tiếp theo
- Phẩm 12 Kinh Thích Vấn
- Phẩm 12 Kinh Thích Vấn tiếp theo
- Phẩm 12 Kinh Thiện Sanh
- Phẩm 12 Kinh Thiện Sanh tiếp theo
- Phẩm 12 Kinh Thương Nhân Cầu Tài
- Phẩm 12 Kinh Thế Gian; Kinh Phước; K Tức Chỉ Đạo; K Chí Biên; K Dụ
- Phẩm 13 Kinh Vũ Thế
- Phẩm 13 Kinh Thương Ca La
- Phẩm 13 Kinh Toán Số Mục Kiền Liên
- Phẩm 13 Kinh Cù Mặc Mục Kiền Liên
- Phẩm 13 Kinh Tượng Tích Dụ
- Phẩm 13 Kinh Văn Đức
- Phẩm 13 Kinh Hà Khổ; Kinh Hà Dục
- Phẩm 13 Kinh Uất Sấu Ca La
- Phẩm 13 Kinh Phạm Chí A Nhiếp Hòa
- Phẩm 14 Kinh Anh Vũ
- Phẩm 14 Kinh Man Nhàn Đề
- Phẩm 14 Kinh Bà La Bà Đường
- Phẩm 14 Kinh Bà La Bà Đường tiếp theo
- Phẩm 14 Kinh Tu Đạt Đa; K Phạm Ba La Diên
- Phẩm 14 Kinh Hoàng Lô Viên; Kinh Đầu Na
- Phẩm 14 Kinh A Già La Ha Na; Kinh A Lan Na
- Phẩm 14 Kinh Phạm Ma
- Phẩm 14 Kinh Phạm Ma tiếp theo- hết quyển 2
- Nhà xuất bản
- Phương Đông
- Người dịch
- Tuệ Sỹ
- Người đọc
- Thy Mai, Huy Hồ, Tuấn Anh, Kiều Hạnh, Diệu Tiên, Thùy Dương, Thủy Tiên