- Tác giả
- Đại Tạng Kinh VN
Tôi nghe như vầy:
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.
Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Tỳ-kheo thành tựu bảy pháp, ở trong hiện tại thọ lạc vô cùng, muốn dứt sạch các lậu, cũng có thể được. Những gì là bảy pháp? Ở đây, Tỳ-kheo biết pháp, biết nghĩa, biết thời, lại có thể tự biết, lại có thể biết đủ, lại biết và đại chúng, quán sát người.[2] Đó gọi là bảy pháp.
“Sao gọi là Tỳ-kheo biết pháp? ỳ-kheo biết pháp là chỉ Khế kinh, Kỳ-dạ, Kệ, Nhân duyên, Thí dụ, Bổn mạt, Quảng diễn, Phương đẳng, Vị tằng hữu, Quảng phổ, Thọ quyết, Sanh kinh. Tỳ-kheo không biết Pháp, không biết mười hai bộ kinh, đó chẳng phải là Tỳ-kheo. Vì Tỳ-kheo này có thể hiểu rõ pháp nên gọi là biết pháp. Như vậy, Tỳ-kheo hiểu rõ pháp.
“Sao gọi là Tỳ-kheo biết nghĩa? Ở đây, Tỳ-kheo biết ý thú của Như Lai, hiểu rõ nghĩa sâu, không có điều gì nghi ngờ. Tỳ-kheo không hiểu nghĩa, đó chẳng phải là Tỳ-kheo. Vì Tỳ-kheo này có thể biết nghĩa sâu nên gọi là hiểu nghĩa. Như vậy, Tỳ-kheo có thể phân biệt nghĩa.
“Sao gọi là Tỳ-kheo biết thời nghi? Ở đây, Tỳ-kheo biết thời tiết khi nên tu quán thì tu quán, khi nên tu chỉ thì tu chỉ, nên im lặng biết im lặng, nên đi biết đi, nên tụng biết tụng, nên trao người trước liền trao cho người trước, nên nói biết nói. Tỳ-kheo không biết những việc ấy, không biết thời thích hợp tu chỉ, tu quán, tiến, dừng, đó chẳng phải là Tỳ-kheo. Tỳ-kheo biết thời tiết ấy thì không để mất thời cơ thích hợp, đó gọi là biết tuỳ thời thích hợp. Tỳ-kheo như vậy là biết thời nghi.
“Sao gọi là Tỳ-kheo có thể sửa mình? Ở đây, Tỳ-kheo có thể tự biết mình, nay ta có sự thấy, nghe, nghĩ, biết này, có trí huệ như vậy,[3] đi, bước, tiến, dừng thường theo chánh pháp. Tỳ-kheo không thể tự biết thích ứng theo trí huệ mà ra, vào, đi, đến, đó chẳng phải là Tỳ-kheo. Vì Tỳ-kheo này có thể tự tu, tiến, dừng đều thích hợp, đây gọi là tự biết tu dưỡng. Đó gọi là Tỳ-kheo tự biết mình.
(Trích phẩm đẳng pháp)
Mục lục:
- Bảy pháp Phẩm 39 Đẳng pháp
- Bảy pháp Phẩm 39 Đẳng pháp tt
- Bảy pháp Phẩm 40 Bảy Mặt trời
- Bảy pháp Phẩm 40 Bảy Mặt trời tt
- Bảy pháp Phẩm 40 Bảy Mặt trời tt
- Bảy pháp Phẩm 41 Chớ Sợ
- Tám pháp Phẩm 42 Tám nạn
- Tám pháp Phẩm 42 Tám nạn tt
- Tám pháp Phẩm 42 Tám nạn tt
- Tám pháp Phẩm 43 Mã huyết Thiên tử vấn
- Tám pháp Phẩm 43 Mã huyết Thiên tử vấn tt
- Tám pháp Phẩm 43 Mã huyết Thiên tử vấn tt
- Chín pháp Phẩm 44 Chín chúng sanh cư
- Chín pháp Phẩm 44 Chín chúng sanh cư tt
- Chín pháp Phẩm 45 Mã vương
- Chín pháp Phẩm 45 Mã vương tt
- Mười pháp Phẩm 46 Kết cấm
- Mười pháp Phẩm 46 Kết cấm tt
- Mười pháp Phẩm 47 Thiện ác
- Mười pháp Phẩm 47 Thiện ác tt
- Mười pháp Phẩm 48 Mười bất thiện
- Mười pháp Phẩm 48 Mười bất thiện tt
- Mười pháp Phẩm 48 Mười bất thiện tt
- Mười pháp Phẩm 49 Chương Phóng ngưu
- Mười pháp Phẩm 49 Chương Phóng ngưu tt
- Mười pháp Phẩm 49 Chương Phóng ngưu tt
- Mười pháp Phẩm 49 Chương Phóng ngưu tt
- Mười pháp Phẩm 49 Chương Phóng ngưu tt
- Mười pháp Phẩm 50 Lễ tam bảo
- Mười pháp Phẩm 50 Lễ tam bảo tt
- Mười pháp Phẩm 50 Lễ tam bảo tt
- Mười pháp Phẩm 51 Phi thường
- Mười pháp Phẩm 51 Phi thường tt
- Mười pháp Phẩm 52 Đại Ái Đạo bát-niết-bàn
- Mười pháp Phẩm 52 Đại Ái Đạo bát-niết-bàn tt- hết Q3
- Người dịch
- Đức Thắng, Tuệ Sỹ
- Người đọc
- Huy Hồ, Kim Phượng, Kiều Hạnh, Tuấn Anh, Diệu Tiên