Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Thế Tôn du hóa tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng lâm vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
“Nếu có Tỳ-kheo thành tựu bảy pháp tất được hoan hỷ an lạc trong pháp Hiền thánh, thẳng tiến đến lậu tận. Bảy pháp đó là gì? Đó là biết pháp, biết nghĩa, biết thời, biết tiết độ, biết mình, biết chúng hội và biết sự hơn kém của người.
“Thế nào gọi là Tỳ-kheo biết pháp? Nghĩa là Tỳ-kheo biết chánh kinh, ca vịnh, ký thuyết, kệ tha, nhân duyên, soạn lục, bản khởi, thử thuyết, sanh xứ, quảng giải, vị tằng hữu và thuyết nghĩa. Ấy là Tỳ-kheo biết pháp. Nếu Tỳ-kheo không biết pháp, tức không biết chánh kinh, ca vịnh, ký thuyết, kệ tha, nhân duyên, soạn lục, bản khởi, thử thuyết, sanh xứ, quảng giải, vị tằng hữu và thuyết nghĩa. Tỳ-kheo như vầy là không biết pháp. Nếu có Tỳ-kheo khéo biết rõ pháp, đó là biết chánh kinh, ca vịnh, ký thuyết, kệ tha, nhân duyên, soạn lục, bản khởi, thử thuyết, sanh xứ, quảng giải, vị tằng hữu và thuyết nghĩa. Ấy là Tỳ-kheo khéo biết rõ pháp.
“Thế nào gọi là Tỳ-kheo biết nghĩa? Nghĩa là Tỳ-kheo biết nghĩa của giáo thuyết này hay giáo thuyết kia, biết điều này có nghĩa như thế kia, biết điều kia có nghĩa như thế này. Đó là Tỳ-kheo biết nghĩa. Nếu Tỳ-kheo không biết nghĩa tức là Tỳ-kheo không biết nghĩa của giáo thuyết này hay giáo thuyết kia; không biết điều này có nghĩa như thế kia, điều kia có nghĩa như thế này. Tỳ-kheo như vậy là không biết nghĩa. Nếu có Tỳ-kheo khéo biết rõ nghĩa, đó là biết nghĩa của giáo thuyết này hay giáo thuyết kia, biết điều này có nghĩa như thế kia, biết điều kia có nghĩa như thế này. Đó là Tỳ-kheo khéo biết rõ nghĩa.
“Thế nào gọi là Tỳ-kheo biết thời? Đó là Tỳ-kheo biết thời nào nên tu phương pháp thấp, thời nào nên tu phương pháp cao, thời nào nên tu phương pháp xả. Ấy là Tỳ-kheo biết thời. Nếu có Tỳ-kheo không biết thời tức là không biết thời nào nên tu phương pháp thấp, thời nào nên tu phương pháp cao, thời nào nên tu phương pháp xả. Tỳ-kheo như vậy là không biết thời. Nếu có Tỳ-kheo khéo biết rõ thời, đó là biết thời nào nên tu phương pháp thấp, thời nào nên tu phương pháp cao, thời nào nên tu phương pháp xả. Ấy là Tỳ-kheo khéo biết rõ thời.
“Thế nào là Tỳ-kheo biết tiết độ? Đó là Tỳ-kheo biết tiết độ trong việc ăn, uống, đi, đứng, ngồi, nằm, nói năng, im lặng, giảm bớt ngủ nghỉ, tu tập chánh trí. Ấy là Tỳ-kheo biết tiết độ. Nếu có Tỳ-kheo không biết tiết độ tức là Tỳ-kheo không biết tiết độ trong việc ăn, uống, đi, đứng, ngồi, nằm, nói năng, im lặng, đại tiểu tiện, giảm bớt ngủ nghỉ, tu tập chánh trí. Tỳ-kheo như vậy là không biết tiết độ. Nếu có Tỳ-kheo khéo biết rõ sự tiết độ, đó là biết tiết độ trong việc ăn, uống, đi, đứng, ngồi, nằm, nói năng, im lặng, giảm bớt ngủ nghỉ, tu tập chánh trí. Ấy là Tỳ-kheo khéo biết rõ sự tiết độ.
“Thế nào là Tỳ-kheo biết mình? Tỳ-kheo tự biết mình có mức độ ấy tín, giới thí, tuệ, biện, a-hàm và sở đắc. Tỳ-kheo như vậy là biết mình. Nếu có Tỳ-kheo không biết mình tức là không tự biết mình có mức độ ấy tín, giới, văn, thí, tuệ, biện, a-hàm và sở đắc. Tỳ-kheo như vậy là không biết mình. Nếu có Tỳ-kheo khéo tự biết rõ mình, đó là biết mình có mức độ ấy tín, giới thí, tuệ, biện, a-hàm và sở đắc. Tỳ-kheo như vậy là khéo biết rõ mình.
(Trích Kinh Thiện Pháp)
Mục lục:
- Phẩm 1 Kinh Thiện Pháp; Kinh Trú Độ thọ
- Phẩm 1 Kinh Thành Dụ; Kinh Thủy Dụ
- Phẩm 1 Kinh Mộc Tích Dụ; Kinh Thiện Nhân Vãng
- Phẩm 1 Kinh Thế Gian Phước; Kinh Thất Nhật
- Phẩm 1 Kinh Thất Xa; Kinh Lậu Tận
- Phẩm 2 Kinh Diêm Dụ; Kinh Hòa Phá
- Phẩm 2 Kinh Độ; Kinh La Hầu La
- Phẩm 2 Kinh Tư; Kinh Già Lam
- Phẩm 2 Kinh Già Di Ni; Kinh Sự Tử
- Phẩm 2 Kinh Ni Kiền
- Phẩm 2 Kinh Ba La Lao
- Phẩm 3 Kinh Đẳng Tâm; Kinh Thành Tựu Giới
- Phẩm 3 Kinh Trí; Kinh Sư Tử Hống
- Phẩm 3 Kinh Thủy Dụ 2; Kinh Cù Ni Sư
- Phẩm 3 Kinh Phạm Chí Đà Nhiên
- Phẩm 3 Kinh Giáo Hóa Bệnh
- Phẩm 3 Kinh Đại Câu Hi La
- Phẩm 3 Kinh Tượng Tích Dụ
- Phẩm 3 Kinh Phân Biệt Thánh Đế
- Phẩm 4 Kinh Pháp Vị Tằng Hữu Pháp
- Phẩm 4 Kinh Thị Giả
- Phẩm 4 Kinh Bạc Câu La; Kinh A Tu La
- Phẩm 4 Kinh Địa Động; Kinh Chiêm Ba
- Phẩm 4 Kinh Úc Già Trưởng Giả 1 và 2
- Phẩm 4 Kinh Thủ Trưởng Giả 1 và 2
- Phẩm 5 Tương Ưng Tập Kinh Hà Nghĩa; ...; Kinh Bổn Tế
- Phẩm 5 Kinh Thực 1 và 2; Kinh Tận Trí
- Phẩm 5 Kinh Niết Bàn; Kinh Di Hê; K Tức Vị Tỳ Kheo Thuyết
- Phẩm 6 Tương Ưng Vương - Kinh Thất Bảo; K Tứ Châu
- Phẩm 6 Kinh Ngưu Phấn Dụ; K Tỳ Sa La Vương Nghienh Phật
- Phẩm 6 Kinh Tì Bà Lang Kỳ
- Phẩm 6 Kinh Tì Bà Lang Kỳ tiếp theo
- Phẩm 6 Kinh Thiên Sứ
- Phẩm 7 Kinh Ô Điểu Dụ
- Phẩm 7 Kinh Thuyết Bổn
- Phẩm 7 Kinh Đại Thiên Nại Lâm
- Phẩm 7 Kinh Đại Thiên Nại Lâm tiếp theo
- Phẩm 7 Kinh Đại Thiện Kiến Vương
- Phẩm 7 Kinh Tam Thập Dụ
- Phẩm 7 Kinh Chuyển Luân Vương
- Phẩm 7 Kinh Chuyển Luân Vương tiếp theo
- Phẩm 7 Kinh Tì Tứ
- Phẩm 7 Kinh Tì Tứ tiếp theo
- Phẩm 7 Kinh Tì Tứ tiếp theo
- Phẩm 8 Kinh Thường Thọ Vương Bổn Khởi
- Phẩm 8 Kinh Thường Thọ Vương Bổn Khởi tiếp theo
- Phẩm 8 Kinh Thiên; Kinh Bát Niệm
- Phẩm 8 Kinh Tịnh Bất Động Đạo; Kinh Úc Già Chi La
- Phẩm 8 Kinh Sa Kê Đế Tam Tộc Tánh Tử
- Phẩm 8 Kinh Phạm Thiên Thỉnh Phật
- Phẩm 8 Kinh Hữu Thắng Thiên
- Phẩm 8 Kinh Ca Hi Na
- Nhà xuất bản
- Phương Đông
- Người dịch
- Tuệ Sỹ
- Người đọc
- Huy Hồ, Tuấn Anh, Ngọc Mỹ, Kiều Hạnh, Diệu Tiên, Thùy Dương