- Tác giả
- Nguyên Tác: Đại Sư Hư Vân
Đạo vốn tuyệt tướng ly ngôn, nếu dùng lời để diễn, đem ảnh để tôn ắt tự xa rời đạo. Lý thường tùy duyên bất biến, tuy chọn cảnh lập danh, theo duyên tiếp vận, nhưng vẫn thuận lý chân.
Từ độ thiền pháp truyền sang Đông, chín năm diện bích mở đầu tỏa ngát hương Thiền; các Tổ tùy duyên giáo hóa, nối nhau truyền mãi không dứt, hành trạng đó, nếu không ghi lại, con cháu lấy đâu làm niềm tin nương tựa? Nếu không có ảnh tượng nào lưu dấu, đạo tích hẳn chôn vùi trong lớp bụi thời gian. Chính vì vậy, các bậc Tôn túc lần lượt trích ghi, phác họa lại hình ảnh của tiền nhân để hậu thế ngưỡng mộ noi theo.
Về lịch sử, tác phẩm Phật tổ đạo ảnh xuất hiện vào triều đại nhà Minh (1368-1662) do những vị cao tăng và Phật tử nổi tiếng thời đó vẽ lại tôn dung của chư Tổ Ấn-Hoa, tổng cộng được 120 vị, rồi đem cất giữ ở núi Ngưu Thủ. Trong thời gian đó, đại sư Hám Sơn soạn các bài tán và truyện, đại sư Tử Bá viết lời tựa. Tiếp theo, thiền sư Vĩnh Giác cùng môn đệ sưu tập lại những bức ảnh các vị Tổ sư và soạn thêm các bài truyện tán với tên là Bản chân tịch, cho khắc bản lưu truyền hậu thế.
Đến thời cận, đạo ảnh của chư Tổ được Hòa thượng Hư Vân dần dần sưu tập tổng hợp từ các bản của tiền nhân, rồi biên soạn lại, đồng thời thêm vào các vị cao tăng còn thiếu, tổng cộng gồm 304 tượng và truyện tán, lấy tựa đề: Tăng đính Phật tổ đạo ảnh. Sau này, đại sư Tuyên Hóa, đệ tử của Hòa thượng Hư Vân, sưu tập thêm hành trạng của các tôn đức hiện tại và đặt tựa đề: Tái tăng đính Phật tổ đạo ảnh.
Tác phẩm Tái tăng đính Phật tổ đạo ảnh này là kết quả công sức của bao thế hệ từ cuối thời Minh đến thời hiện đại, tạm khái quát hành trạng của Phật-Tổ. Mỗi vị có một bài thơ vịnh, kế tiếp nêu một lược truyện tiêu biểu và một bài tán về sự thành tựu công hạnh của quý ngài. Nhận thấy cuộc đời hành đạo của Phật-Tổ tự tại đối với cảnh vật như thế, là tấm gương sáng rất có ích cho hàng hậu học soi rọi lại bản thân mình, cùng tiến tu trên con đường giải thoát, Ban dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang tận tâm chuyển dịch tác phẩm này từ Hán sang Việt, vận dụng từ ngữ trang trọng, tôn nét uy nghi Đạo Ảnh nhưng vẫn không kém phần cao nhã, nhẹ nhàng thanh thoát trong ý tưởng. Thêm vào đó, để giúp cho người đọc tiện bề tra cứu, chúng tôi có chú thích rõ phần niên đại. Với sự hiểu biết còn hạn hẹp, nên sự chuyển dịch không thể tránh khỏi sơ sót, kính mong quý vị thức giả lượng thứ và phủ chính cho.
(Trích lời nói đầu)
Mục lục:
1. Tổ Thứ 34-39
2. Tổ Thứ 39-41
3. Tổ Thứ 41-43
4. Tổ Thứ 44-48
5. Tổ Thứ 48-59
6. Tổ Thứ 60-69
7. Tổ Thứ 69-70
8. Tổ Thứ 71
9. Tổ Thứ 71-74
10. Tổ Thứ Nhất-13
11. Tổ Thứ 14-27
12. Tông Thiên Thai – Sơ Tổ - Tổ Thứ 16
13. Tông Hoa Nghiêm – Tổ Thứ Nhất – Tổ Thứ 8
14. Tổ Liên Xã – Tổ Thứ Nhất – Tổ Thứ 9
15. Tổ Thứ 10 – Hòa Thượng Quảng Khâm
- Nhà xuất bản
- Hồng Đức
- Người dịch
- Ban Phiên Dịch Huệ Quang
- Người đọc
- Thy Mai, Huy Hồ, Diệu Tiên