- Tác giả
- Dilgo Khyentse Rinpoche
Những giáo lý được tìm thấy ở đây liên quan tới một thực hành căn bản và quý giá nhất là Guru yoga. Các từ Guru yoga có nghĩa là “sự hợp nhất với bản tánh của Guru (Đạo Sư),” và trong thực hành này chúng ta được ban cho những phương pháp nhờ đó ta có thể hòa hợp tâm của chính chúng ta với tâm giác ngộ của Đạo Sư.
Có thể nói rằng tất cả chư Phật trong ba thời – chư Phật trong quá khứ, trong hiện tại và chư Phật tương lai – thành tựu Phật Quả là nhờ nương cậy vào một vị Thầy tâm linh. Bản chất của sự nương cậy vào một vị Thầy là lòng sùng mộ không ngơi nghỉ, và những phương tiện hữu hiệu nhất để phát khởi và giữ vững lòng sùng mộ không lay chuyển chính là thực hành Guru yoga. Nhờ thực hành này, lòng sùng mộ đối với vị Thầy bắt rễ vững chắc trong ta và cuối cùng lớn mạnh để thâm nhập toàn thể con người chúng ta. Nó bảo vệ thực hành của ta trước những chướng ngại và bảo đảm sự tiến bộ trên con đường. Như vậy lòng sùng mộ đối với vị Thầy là cốt lõi của mọi thực hành tâm linh của chúng ta, bất luận ta đang tu tập những giai đoạn đặc biệt nào trên con đường. Vì những lý do này, Guru yoga được coi là thực hành quan trọng và thiết yếu nhất trong mọi thực hành, và tự nó là con đường chắc chắn và nhanh chóng nhất để đi tới mục đích Giác ngộ.
Tại sao sự hòa hợp tâm thức chúng ta với tâm của Đạo Sư là một thực hành cốt yếu như thế? Mặc dù trước hết bậc Đạo Sư có thể xuất hiện với chúng ta trong thân tướng của con người bình thường, và mặc dù trước hết, ngài có thể xuất hiện để xử sự trong một cách thế con người bình thường, nhưng ở bản chất, tâm ngài thực sự bất khả phân với tâm Phật. Những phẩm tính của Đạo Sư không chút khác biệt với những phẩm tính của một vị Phật Toàn giác.
Thực sự, khác biệt duy nhất giữa Đạo Sư và chư Phật là lòng tốt của Đạo Sư trổi vượt hơn lòng tốt của tất cả các Đấng Giác Ngộ trong quá khứ. Ví dụ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã lìa thế gian này hơn hai ngàn năm trước, trong khi những vị Phật khác, như Đức A Di Đà và Vajrasattva (Kim Cang Tát Đỏa), đang an trụ trong những cõi Phật của riêng các ngài. Các ngài là những vị Phật Toàn Giác, nhưng chúng ta không bao giờ được diện kiến, cũng không được nghe giáo lý của các ngài, bởi hiện nay tâm thức của chúng ta đầy đặc sự che chướng. Trái lại, bậc Đạo Sư của chúng ta đã đến thế gian này vào thời hiện tại. Chúng ta có thể gặp được ngài và nhận được từ ngài những giáo huấn quý báu sẽ dẫn dắt chúng ta ra khỏi vũng lầy của samsara (1) (sinh tử) để đi tới giác ngộ. Vì thế, mặc dù Đạo sư của chúng ta có những phẩm tính ngang bằng tất cả chư Phật, nhưng ngài trổi vượt các Đức Phật do ở lòng tốt của ngài.
(Trích dẫn nhập)
Mục lục:
- Dẫn nhập
- Guru yoga
- Sự quán tưởng
- Sự cầu thỉnh bổn tôn trí tuệ
- Sự sám hối
- Sùng mộ và cầu nguyện
- Thần chú đạo sư kim cương
- Biến sự thực hành thành bộ phận của đời mình
- Biến sự thực hành thành bộ phận của đời mình- lời cảm tạ
- Người dịch
- Liên Hoa
- Người đọc
- Tuấn Anh, Kiều Hạnh