- Tác giả
- Đại Tạng Kinh VN
Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các tỳ-kheo:
“Nên tu tập pháp bốn đế. Những gì là bốn? Thứ nhất là Khổ đế, mà nghĩa không thể tận, nghĩa không thể cùng, thuyết pháp vô tận. Thứ hai là Khổ tập đế, mà nghĩa không thể tận, nghĩa không thể cùng, thuyết pháp vô tận. Thứ ba là Khổ tận đế, mà nghĩa không thể tận, nghĩa không thể cùng, thuyết pháp vô tận. Thứ tư là Khổ xuất yếu đế, mà nghĩa không thể tận, nghĩa không thể cùng, thuyết pháp vô tận.
“Thế nào là Khổ đế? Khổ đế, là khổ bởi sanh, khổ bởi già, khổ bởi bệnh, khổ bởi chết, khổ bởi buồn lo phiền não, khổ bởi oán ghét gặp nhau, khổ bởi ân ái bị chia lìa, khổ bởi những gì cầu mà không được, nói tóm lại là khổ bởi năm thủ uẩn[2]. Đó gọi là sự thật về khổ.
“Thế nào là Khổ tập đế? Tập đế, là ái tương ưng với dục, tâm thường nhiễm đắm. Đó gọi là khổ tập đế.
“Thế nào là Khổ tận đế? Tận đế, là dục ái bị diệt tận không còn tàn dư, không tái sanh khởi. Đó gọi là Khổ tận đế.
“Thế nào là Khổ xuất yếu đế? Khổ xuất yếu, là tám phẩm đạo Hiền thánh. Nghĩa là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh hành, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh tam-muội. Đó gọi là Khổ xuất yếu đế.
“Đó gọi là, này Tỳ-kheo, có bốn đế này là thật hữu, không hư dối, là điều mà Thế Tôn nói, cho nên gọi là đế. Trong các loài chúng sanh hai chân, bốn chân ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, Như Lai là tối thượng, đã thành tựu bốn đế này, nên gọi là bốn đế.
“Đó gọi là, này các Tỳ-kheo, có bốn đế mà do không giác tri nên sống chết xoay vần mãi trong năm nẻo. Nay Ta do đạt được bốn đế này, từ bờ này đến bờ kia, thành tựu nghĩa này, đoạn trừ cội gốc sinh tử, như thực biết rằng không còn tái sinh nữa.”
(Trích phẩm tứ đế)
Mục lục:
- Thiên 4 Pháp - Phẩm Tứ đế
- Thiên 4 Pháp - Phẩm Bốn ý đoạn
- Thiên 4 Pháp - Phẩm Bốn ý đoạn tt
- Thiên 4 Pháp - Phẩm Đẳng thú bốn đế
- Thiên 4 Pháp - Phẩm Thanh văn
- Thiên 4 Pháp - Phẩm Thanh văn tt
- Thiên 4 Pháp - Phẩm Khổ lạc
- Thiên 4 Pháp - Phẩm Khổ lạc tt
- Thiên 4 Pháp - Phẩm Tu Đà
- Thiên 4 Pháp - Phẩm Tu Đà tt
- Thiên 4 Pháp - Phẩm Tăng thượng
- Thiên 4 Pháp - Phẩm Tăng thượng tt
- Thiên 4 Pháp - Phẩm Tăng thượng tt
- Thiên 5 Pháp - Phẩm Thiện tụ
- Thiên 5 Pháp - Phẩm Thiện tụ tt
- Thiên 5 Pháp - Phẩm Năm vua
- Thiên 5 Pháp - Phẩm Năm vua tt
- Thiên 5 Pháp - Phẩm Đẳng kiến
- Thiên 5 Pháp - Phẩm Đẳng kiến tt
- Thiên 5 Pháp - Phẩm Tà tụ
- Thiên 5 Pháp - Phẩm Thỉnh pháp
- Thiên 5 Pháp - Phẩm Thỉnh pháp tt
- Thiên 6 Pháp - Phẩm Sáu trọng pháp
- Thiên 6 Pháp - Phẩm Sáu trọng pháp tt
- Thiên 6 Pháp - Phẩm Sáu trọng pháp tt
- Thiên 6 Pháp - Phẩm Lực
- Thiên 6 Pháp - Phẩm Lực tt
- Thiên 6 Pháp - Phẩm Lực tt
- Người dịch
- Đức Thắng, Tuệ Sỹ
- Người đọc
- Huy Hồ, Kim Phượng, Ngọc Châu, Kiều Hạnh